✴️ Đau thần kinh tọa và những điều nên biết

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá chân và tận các ngón chân là dấu hiệu của đau thần kinh tọa. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau ở trong từng trường hợp là khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, có cảm giác đau như đang bị thiêu đốt. Trong khi đó có một số người lại trải qua cảm giác đau giống như một cú xóc hoặc điện giật. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một bên chân và đau hơn khi ho, hắt hơi, ngồi xuống. Người bệnh cũng cảm thấy tê liệt, yếu và ngứa ran ở chân.

Đau thần kinh tọa nhẹ sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu các phương pháp điều trị không làm giảm triệu chứng hoặc cơn đau đã kéo dài hơn một tuần, càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:

  • Lưng hoặc chân bất ngờ bị đau dữ dội, tê hoặc yếu cơ chân.
  • Đau sau khi bị chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông.
  • Gặp khó khăn khi kiểm soát ruột và bàng quang

 

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh hông bị chèn ép, thường là do thoát vị đĩa đệm hoặc sự phát triển quá mức gai xương trên đốt sống. Trường hợp hiếm hơn, đau thần kinh tọa có thể do sự phát triển của khối u bên trong hoặc dọc theo cột sống, thậm chí là trên dây thần kinh. Một số nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương như gãy xương.


Các yếu tố nguy cơ

Những thay đổi ở cột sống do lão hóa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến của đau thần kinh tọa.

Những thay đổi ở cột sống do lão hóa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến của đau thần kinh tọa.

Các yếu tố nguy cơ của đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Tuổi tác: những thay đổi ở cột sống do lão hóa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và sự phát triển quá mức của gai xương trên đốt sống là nguyên nhân phổ biến của đau thần kinh tọa.
  • Béo phì: trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, dễ dẫn tới nguy cơ bị đau thần kinh tọa.
  • Nghề nghiệp: một số công việc chân tay, mang vác nặng trong thời gian dài có thể góp phần thay đổi cột sống, dẫn tới đau thần kinh tọa.
  • Lối sống ít vận động: những người ngồi nhiều, ít vận động có nhiều nguy cơ phát triển đau thần kinh tọa hơn những người thường xuyên vận động.
  • Bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, gây đau thần kinh tọa.

 

Biến chứng đau thần kinh tọa

Mặc dù hầu hết bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên nếu không điều trị bệnh cũng có khả năng gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:

  • Chân bị ảnh hưởng mất cảm giác
  • Chân bị ảnh hưởng suy yếu
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang

 

Điều trị đau thần kinh tọa

Căn cứ vào tình trạng cụ thể, người bị đau thần kinh tọa có thể được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật...

Căn cứ vào tình trạng cụ thể, người bị đau thần kinh tọa có thể được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

  • Thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị đau thần kinh tọa bao gồm: thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng.

  • Vật lý trị liệu

Khi cơn đau thần kinh tọa cấp tính đã được cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tham gia một chương trình phục hồi chức năng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Chương trình phục hồi chức năng này có thể bao gồm các bài tập để sửa lại tư thế của người bệnh, tăng cường hỗ trợ cơ bắp nâng đỡ phần lưng và cải thiện tính linh hoạt.

  • Tiêm steroid

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm một loại thuốc corticosteroid vào khu vực xung quanh các rễ thần kinh liên quan. Corticosteroid giúp giảm đau do ức chế viêm quanh các dây thần kinh bị kích thích. Tuy nhiên số lần tiêm cần hạn chế vì nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn tăng lên khi tiêm quá thường xuyên.

  •  Phẫu thuật

Phương pháp này được lựa chọn khi các dây thần kinh suy yếu do bị chèn ép quá mức. Người bệnh mất kiểm soát chức năng ruột và bàng quang hoặc cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần gai xương hoặc đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh hông.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top