I. ĐẠI CƯƠNG
- Là thủ thuật nhằm lấy dịch màng bụng giúp cho chẩn đoán xác định xem có dịch màng bụng không, hoặc lấy dịch làm xét nghiệm.
- Để điều trị: chọc tháo bớt dịch khi có quá nhiều dịch giúp bệnh nhi dễ thở, sau khi chọc tháo bơm thuốc kháng sinh để điều trị tại chỗ.
II. CHỈ ĐỊNH
- Nghi ngờ viêm phúc mạc hoặc chảy máu ổ bụng
- Cổ chướng to gây khó thở cho bệnh nhi (chọc tháo bớt dịch)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ thực hiện, điều dưỡng phụ
2. Phương tiện
- Bơm kim tiêm
- Ống nghiệm các loại
3. Bệnh nhi
Giải thích, công tác tư tưởng cho bệnh nhi, gia đình bệnh nhi
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra bệnh nhi
- Thực hiện kỹ thuật
- Tư thế bệnh nhi: nằm ngửa hoặc nghiêng trái khi ít dịch
- Xác định vị trí chọc: 1/3 ngoài đường nối rốn – gai chậu trước trên bên trái.
- Điều dưỡng sát trùng, phủ săng, xịt xylocaine vị trí chọc
- Chọc kim vuông góc với thành bụng hoặc hơi chếch xuống dưới nếu ổ bụng ít dịch, chọc ngập kim nếu kim nhỏ cỡ 20, chọc nửa kim nếu kim cỡ 16
- Hút thử xem có dịch, nếu chưa ra dịch có thể thay đổi độ sâu hoặc hướng của kim.
- Kết thúc: rút kim, phủ chỗ chọc bằng gạc vô khuẩn, băng dính ép lại.
VI. THEO DÕI
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
- Chọc vào ruột
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nhiễm trùng dùng kháng sinh
- Chảy máu, tiến hành băng cầm máu
- Chọc tháo rút nhiều dịch với tốc độ nhanh gây giảm áp lực đột ngột gây phù phổi cấp, nên tránh rút quá nhiều dịch, cho chảy ra từ từ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp