Đau trong ưng thư không chỉ là đau thuần túy về thể xác mà là chứng đau tổng hợp tâm – thể phức tạp dẫn đến trạng thái lo âu trầm cảm nặng nề. Bởi vậy người thầy thuốc phải nghiên cứu kỹ, chẩn đoán chính xác thì điều trị mới hiều quả. Điều trị đau do ung thư bao gồm điều trị nguyên nhân gây đau (điều trị ung thư) và điều trị triệu chứng (điều trị chống đau).
1. Điều trị nguyên nhân gây đau
Áp dụng các phương thức điều trị ung thư nói chung, bao gồm cả phẫu thuật, hóa trị, xạ trị các liệu pháp sinh học, miễn dịch, hormon. Tùy thuộc loại ung thư, giai đoạn bệnh, khả năng và điều kiện có thể mà áp ụng các phương thức điều trị nói trên. Để đạt được hiệu quả cao ngăn ngừa tái phát, di can cần phối hợp đa phương thức trong điều trị.
2. Điều trị chống đau do ung thư
2.1. Nguyên tắc điều trị đau
+Tôn trọng và tiếp nhận những than phiền đau của bệnh nhân.
+Đánh giá chính xác mức độ đau và các triệu chứng khác kèm theo.
+ Lựa chọn phác đồ điều trị đau phù hợp.
+ Điều trị những rối loạn khác nếu có đồng thời với việc điều trị đau.
+ Phối hợp đa phương thức để điều trị.
+ Luôn chú ý kết hợp tâm lý liệu pháp trong điều trị đau do ung thư.
Điều trị đau do ung thư cần phải có chiến lược cụ thể, dựa trên việc sử dụng đồng thời và từng mức độ những kỹ thuật điều trị sao cho phù hợp với sự cần thiết của mỗi bệnh nhân. Chi tiết của từng phương pháp có thể thay đổi rất khác nhau tùy mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể. Điều trị chống đau do ung thư cần đạt được mục tiêu sau:
+Tăng thời gian ngủ được không đau.
+ Không đau hoặc, giảm đau trong lúc nghỉ.
+ Giảm đau trong lúc hoạt động.
2.2. Điều trị nội khoa: sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau thông thường (paracetamol), các thuốc giảm đau dạng opioid yếu (cocain), các thuốc opioid dạng uống hoặc tiêm (morphine), các thuốc phối hợp (an thần, gây ngủ, thuốc chống trầm cảm…).
+ Nguyên tắc sử dụng thuốc chống đau trong ung thư:
- Chọn thuốc phù hợp với mức độ đau
- Không dùng các thuốc opioid ngay từ đầu
- Dùng các thuốc giảm đau không opioid có tác dụng ngắn trước và phải phối hợp các thuốc
- Các thuốc có opioid dùng sau cùng
- Đường uống được ưu tiên lựa chọn, đường tiêm (bắp, tĩnh mạch) giảm đau chỉ định trong những trường hợp đau cấp tính
- Truyền tĩnh mạch duy trì thuốc chống đau phải chuẩn độ bằng bơm tiêm điện
- Phải lưu ý tới các tác dụng phụ của thuốc chống đau, đặc biệt lưu ý chức năng bài tiết của thận
- Phải có sự hợp tác tốt của bệnh nhân và gia đình để kiểm soát liều lượng thích hợp và theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau.
+ Phác đồ điều trị đau từng bước theo mức độ đau của WHO:
- Bậc 1: Thuốc chống đau không có opioid, có hoặc không kết hợp với thuốc chống viêm không đặc hiệu, có hoặc không kết hợp với thuốc hỗ trợ đồng giảm đau.
- Bậc 2: Thuốc có opioid dạng yếu, có hoặc không kết hợp với thuốc chống viêm không đặc hiệu, có hoặc không kết hợp với thuốc hỗ trợ đồng giảm đau.
- Bậc 3: Thuốc chống đau dạng opioid đương uống hoặc tiêm, có hoặc không kết hợp với thuốc chống viêm không đặc hiệu, có hoặc không kết hợp với thuốc hỗ trợ đồng giảm đau.
+ Các thuốc giảm đau:
- Nhóm thuốc không opioid:
- Nhóm thuốc opioid:
- Nhóm thuốc opioid mạnh:
- Các thuốc hỗ trợ:
2.3.Phẫu thuật: có thể là phẫu thuật tạm thời, dẫn lưu, nối tắt, chỉnh hình, cắt bỏ một phần khối u và các tổn thương di căn trong những trường hợp không thể phẫu thuật triệt căn, phẫu thuật cắt đường thần kinh dẫn truyền đau nếu định khu được.
2.4.Xạ trị chiếu ngoài chống đau do ung thư:
+ Là phương thức điều trị hiệu quả cho đau do ung thư xương nguyen phát hoặc di căn.
+ Xạ trị chiếu bằng máy Co-60 hoặc máy gia tốc: khi tổn thương xương khu trú một vài ổ, không áp dụng cho các trường hợp ung thư di căn nhiều ổ. Thường dùng kĩ thuật xạ trị nửa tập trung (30 Gy chia 10 phân liều trong 2 tuần) hoặc tia xạ Flash (13 Gy chia 2 phân liều trong 48 giờ, sau 2 tuần nhắc lại 10Gy chia 2 phân liều trong 48 giờ).
2.5. Điều trị chống đau do ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ:
+ Là phương thức xạ trị chuyển hóa bằng đồng vị phóng xạ nguồn hở: áp dụng được cho cả các trường hợp ung thư di căn xương nhiều ổ.
+ Các thuốc phóng xạ hướng xương dùng điều trị chống đau do ung thư là:
- Phospho-32 (P-32) uống hoặc tiêm tĩnh mạch liều 1-1,5 mCi/1kg cân nặng cho một lần điều trị.
- Samarium – 153 (Sm-153) truyền tĩnh mạch liều 1-3mCi/1kg cân nặng.
- Strontium – 89 (Sr-89) liều 0,05-mCi/1kg cân nặng truyền tĩnh mạch.
+ Thuốc phóng xạ chỉ định dùng khi bệnh nhân có chẩn đoán xác định là ung thư di căn xương.
Lưu ý: theo dõi tác dụng phụ ức chế tủy xương gây thiếu máu, hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu để điều trị các biến chứng này kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh