✴️ Nội soi màng phổi chẩn đoán

Nội dung

I.   ĐẠI CƯƠNG

Nội soi màng phổi chẩn đoán là đưa vào khoang màng phổi một ống soi cứng hoặc mềm để khảo sát tình trạng của khoang màng phổi (màng phổi, lá thành, lá tạng, cơ hoành). Kỹ thuật này cho phép quan sát tổn thương, lấy bệnh phẩm chẩn đoán.

 

II.   CHỈ ĐỊNH NỘI SOI MÀNG PHỔI CHẨN ĐOÁN

  • Xác định chẩn đoán căn nguyên tràn dịch, tràn khí màng phổi.
  • Tìm những tổn thương di căn đến màng phổi, cơ hoành ung thư vú, ung thư sinh dục, và các ung thư khác .
  • Qua soi màng phổi, xác định các tổn thương của nhu mô như: Xơ phổi kẽ lan toả, bệnh bụi phổi, bệnh u hạt, bệnh sarcoidose.

 

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Dày dính màng phổi, khoang màng phổi < 10cm
  • PaO2 < 60mmHg không liên quan tới tràn dịch, tràn khí màng phổi.
  • Rối loạn đông máu: Tỷ lệ prothrobin <60%, tiểu cầu <60G/L
  • Các bất thường về tim mạch: rối loạn nhịp tim rung nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, bloc nhĩ thất, biểu hiện của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, suy tim, bệnh van tim.
  • Tình trạng huyết động không ổn định: mạch >100CK/phút và huyết áp tâm thu <90mmHg.

IV.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

  • 01 bác sỹ nội soi phế quản; 01 điều dưỡng đư c đào tạo về nội soi phế quản.
  • 01 kíp bác sỹ, điều dưỡng gây mê hồi sức.

2.   Phương tiện

2.1.   Dụng cụ

  • Ống soi nguồn sáng lạnh hiệu WOLF bao gồm 2 ống soi 00 và 500.
  • Hệ thống video và màn hình.
  • Dao mổ, kéo, 2 kẹp cầm máu và các dụng cụ phẫu thuật khác.
  • Dao đốt điện và nguồn đốt.
  • Troca loại đư ng kính 5-7mm có 1 hoặc 2 đường vào.
  • Bơm tiêm 5ml
  • Thuốc tê xylocain2%.
  • Bông băng, gạc
  • Máy hút
  • Bóng ambu, mặt nạ.
  • Đèn đặt nội khí quản; ống nội khí quản 2 nòng; bộ mở khí quản.
  • Hệ thống theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hoà oxy máu động mạch.

2.2.   Thuốc

  • Thuốc cầm máu: Glanduitrin 5 đv x 10 ống hoặc Pitressin 20 đv/ml x 1-2 ống. Transamin 5 đv x 5 ống
  • Morphin 0,0lg 10 ống; Atropin l/4mg, Depersolon 30 mg mỗi loại 5 ống.

3.   Người bệnh

  • Người bệnh được giải thích, làm cam đoan
  • X quang: Chụp phim phổi thẳng, nghiêng, phim chụp cắt lớp vi tính CLVT lồng ngực nếu có điều kiện .
  • Điện tâm đồ
  • Xét nghiệm huyết học: Công thức máu, thời gian máu chảy, thời gian máu đông, ure, creatinin, glucose, men gan, tỷ lệ prothrobin.

4.   Hồ sơ bệnh án

Bệnh án với đầy đú các xét nghiệm và mang theo phim X quang phổi, CLVT ngực nếu có .

Giấy cam kết đồng ý phẫu thuật của người bệnh và hoặc người nhà.

 

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định, cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

2.   Kiểm tra người bệnh

Tình trạng toàn thân

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1.   Tư thế người bệnh

Nằm nghiêng lồng ngực bệnh hướng lên trên.

3.2.   Gây mê

  • Gây mê toàn thân, đặt nội khí quản hai nòng carlens.
  • Theo dõi tình trạng ý thức, huyết động, thông khí của người bệnh.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng sang bên đối diện.

3.3.   Kỹ thuật

  • Sát khuẩn rộng bằng cồn iốt 1,5% sau đó bằng cồn 700
  • Trải khăn mổ, để hở vùng định đưa ống soi
  • Dùng dao mổ rạch da, tổ chức dưới da dọc theo khoang liên sườn dài 1.5cm sát bờ trên xương sườn.
  • Kiểm tra sự di động của phổi dưới lá thành
  • Đưa ống nội soi màng phổi qua Troca vào khoang màng phổi
  • Quan sát: đỉnh phổi, thành ngực, cơ hoành cả mặt trước và mặt sau.

 Lưu ý: Đối chiếu trên phim X quang để vào vùng nghi ngờ tổn thương

  • Quan sát và theo dõi chảy máu ở vị trí sinh thiết. Cầm máu bằng đốt điện qua nội soi nếu cần.
  • Đóng lỗ mở thành ngực thứ hai khâu từng lớp cân cơ, da. Đặt sợi chỉ chờ để thắt kín lỗ mở thành ngực nơi đưa ống
  • Nếu phổi đã nở trở lại thì rút ống nội soi, người phụ thắt chặt sợi chỉ đã đặt sẵn để đóng kín thành ngực màng phổi. Sau đó nhanh chóng nối ống dẫn lưu màng phổi vào hệ thống dẫn lưu kín với áp lực âm 20 cmH2O
  • Sát khuẩn và băng ép vết mổ.
  • Đặt người bệnh nằm ngửa đầu hơi cao, theo dõi mạch huyết áp nhịp thở.
  • Tiếp tục thở máy nếu chưa tỉnh. Cho thở oxy sau khi rút ống nội khí quản

 

VI.   THEO DÕI

  • Mạch, huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt, tình trạng hô hấp và toàn thân, dẫn lưu màng phổi để phát hiện các biến chứng.
  • Xem có chảy máu trong hay không: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, số lượng dịch, màu sắc dịch qua ống dẫn lưu.
  • Xem có tràn khí dưới da hay không.

​​​​​​​

VII.   TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Tràn khí màng phổi kéo dài: Kiểm tra kỹ hệ thống dẫn lưu màng phổi.
  • Chảy máu: Nếu có biểu hiện chảy máu nhiều có khi phải soi lại để xác định tổn thương và cầm máu.
  • Sốt, nhiễm khuẩn khoang màng phổi: Cho kháng sinh phòng bội nhiễm.
  • Đau ngực sau mổ: Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nhóm Paracetamol (Efferalgan, Dolipran: 500mg x 1-2 viên x 3 lần/ngày) nếu không có chống chỉ định với các loại thuốc này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top