✴️ Bệnh trĩ nội độ 1 là gì – giải pháp điều trị hiệu quả

1. Bệnh trĩ nội độ 1 là gì

Bệnh trĩ nội độ 1 chỉ giai đoạn đầu tiên của trĩ nội. Giai đoạn này, trĩ bắt đầu hình thành khi mạch máu ở khu vực hậu môn – trực tràng bị sưng giãn. Búi trĩ vừa được hình thành, còn rất nhỏ. Bệnh nhân thường không có cảm giác gì đặc biệt, kể cả nếu có bị chảy máu cũng không hay biết.

Đây là hậu quả của những áp lực lặp đi lặp lại mà vùng hậu môn phải chịu đựng trong suốt thời gian dài. Nguyên nhân chính chủ yếu là:

– Rặn mạnh khi đi đại tiện

– Nhịn đại tiện quá nhiều lần

– Tăng cân quá nhiều gây áp lực vùng hậu môn

– Rối loạn khi đi vệ sinh, bị tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên

– Sinh hoạt vợ chồng không lành mạnh

– Người làm văn phòng, lái xe… ngồi quá lâu

– Lúc mang thai và sinh đẻ…

Nói chung, trĩ nội độ 1 là giai đoạn hầu hết ai cũng từng gặp 1 lần. Có người bệnh sẽ tự cải thiện nhờ chế độ sinh hoạt, ăn uống. Có  người bệnh sẽ nhanh chóng chuyển giai đoạn gây đau đớn khó chịu và nặng hơn.

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất trong 4 giai đoạn trĩ nội

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất trong 4 giai đoạn trĩ nội

 

2. Cách khắc phục bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 cần chú ý nhất là điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt. Điều trị tận gốc nguyên nhân bằng cách sử dụng thuốc. Từ đó bệnh sẽ cải thiện hiệu quả.

 

2.1. Bệnh trĩ nội độ 1 dùng thuốc nếu cần

Bệnh nhân cần tìm hiểu các nguyên nhân gây táo bón, tiêu chảy… để khắc phục các triệu chứng này. Sử dụng các loại thuốc thích hợp như thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị tiêu hóa… để dễ dàng đi vệ sinh hơn chứ không nên cố gắng rặn mạnh.

Bệnh trĩ nội độ 1 có thể dùng 1 số loại thuốc khắc phục nguyên nhân gây bệnh

Bệnh trĩ nội độ 1 có thể dùng 1 số loại thuốc khắc phục nguyên nhân gây bệnh

 

2.2. Bệnh trĩ nội độ 1 cần lưu ý về sinh hoạt và dinh dưỡng

Về dinh dưỡng: Sử dụng chế độ ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp người bệnh đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả. Ngăn ngừa bệnh trĩ tiến triển và chuyển giai đoạn đau đớn.

– Đầu tiên, người bệnh cần uống thật nhiều nước. Uống thành nhiều lần trong ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước ép khác. Nước là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc làm mềm phân, hỗ trợ tiêu hóa. Nước trái cây cũng rất tốt cho người bị trĩ. Có thể bổ sung nước trái cây tự nhiên, nước ép rau củ mỗi ngày.

– Khi bị táo bón nên ăn các loại thức ăn lỏng để tình trạng được cải thiện

– Sử dụng thực  phẩm chứa nhiều chất xơ: Chất xơ giữ vai trò trữ nước, làm mềm phân để chúng dễ di chuyển và thải ra ngoài. Chất xơ có nhiều trong ngũ cốc xay, súp lơ, cam quýt….

– Các loại thực phẩm tự nhiên có tác dụng nhuận tràng: Thay vì dùng thuốc, hãy cải thiện táo bón bằng chế độ ăn hiệu quả. Một số loại rau rất tốt hỗ trợ tiêu hóa và nhuận tràng đó là rau lang, mồng tơi, diếp cá… Có thể dùng nấu canh và sử dụng thường xuyên. Khoai lang, chuối, măng… là những thực phẩm cũng rất dễ ăn để hỗ trợ nhuận tràng.

– Thay thế dầu ăn thông thường: Hãy sử dụng dầu ô liu, dầu lanh… thay vì dầu thông thường trong việc xào nấu hằng ngày vì chúng rất tốt cho tiêu hóa.

– Hạn chế đồ chiên rán và các loại thực phẩm khó tiêu khác như đồ ăn nhanh, đồ hộp…

Bệnh trĩ nội độ 1 cần chú ý nhất là chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý

Bệnh trĩ nội độ 1 cần chú ý nhất là chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý

Về sinh hoạt:

– Vận động là phương pháp cần thiết bên cạnh điều chỉnh ăn uống để giúp người bệnh cải thiện bệnh trĩ. Mỗi ngày hãy dành ít nhất là 30 phút để tập thể dục đều đặn. Tập thể dục sẽ kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

– Hãy cố gắng rèn luyện để đi vệ sinh vào 1 giờ nhất định. Cần đi vệ sinh ngay khi muốn đi. Việc nhịn vệ sinh sẽ tạo thói quen trì hoãn khiến vùng hậu môn giảm bớt kích thích, lâu dần mất khả năng co bóp.

– Hãy cố gắng đi lại khi ngồi làm văn phòng hoặc các công việc có tính chất ngồi lâu. Việc ngồi lâu sẽ làm vùng hậu môn chịu áp lực lớn, gây ứ trệ máu và khiến búi trĩ to hơn.

– Chú ý sinh hoạt vợ chồng lành mạnh. Vùng hậu môn cần được bảo vệ sạch sẽ, vệ sinh, tránh tác động mạnh và gây tổn thương lên vùng hậu môn – trực tràng.

– Bệnh nhân cần chú ý giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh stress. Stress có ảnh hưởng đến tiêu hóa và làm bệnh nhân bị táo bón, từ đó gây nên trĩ.

– Ngủ nghỉ đúng giờ cũng vô cùng quan trọng khi bị bệnh  trĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top