✴️ Bí quyết để xương luôn chắc khỏe

Tại sao cần bảo vệ sức khỏe cho xương?

Xương là một mô sống thay đổi liên tục, xương mới được tạo thành để thay thế để thay thế xương cũ.

Xương là một mô sống thay đổi liên tục, xương mới được tạo thành để thay thế để thay thế xương cũ.

Xương là một mô sống thay đổi liên tục, xương mới được tạo thành để thay thế để thay thế xương cũ. Khi còn trẻ, quá trình tạo xương sẽ nhanh hơn quá trình hủy xương, nhờ đó khối lượng xương tăng lên. Hầu hết mọi người đều đạt khối lượng xương tiêu chuẩn vào năm 30 tuổi. Sau đó theo năm tháng,  quá trình hủy xương sẽ lớn hơn quá trình tạo xương làm giảm khối lượng xương, kéo theo nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sức khỏe của xương?

Có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của xương, ví dụ như:

  • Lượng canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày: chế độ ăn ít canxi sẽ góp phần làm giảm mật độ xương, gây mất xương sớm và làm gia tăng nguy cơ gãy xương.
  • Hoạt động thể chất: những người ít vận động có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao.
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thói quen hút thuốc lá góp phần làm yếu xương. Tương tự như vậy uống quá nhiều bia, rượu cũng ảnh hưởng xấu tới xương vì loại đồ uống này có thể cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Giới tính: phụ nữ có khả năng bị loãng xương cao hơn nam giới vì phụ nữ có mô xương ít hơn so với nam giới.
  • Tuổi tác: xương sẽ trở nên yếu và mỏng hơn khi chúng ta già đi.

Xương sẽ trở nên yếu và mỏng hơn khi chúng ta già đi.

Xương sẽ trở nên yếu và mỏng hơn khi chúng ta già đi.

  • Chủng tộc và tiền sử mắc bệnh của gia đình: người da trắng hoặc người gốc châu Á có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với các chủng tộc khác. Ngoài ra những người có cha mẹ, anh chị em ruột bị loãng xương cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Nồng độ hormone: quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây ra sự mất xương. Ở phụ nữ, mất xương tăng đáng kể ở giai đoạn mãn kinh do lượng estrogen giảm. . Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp cũng có thể làm giảm khối lượng xương.
  • Mắc các rối loạn về ăn uống: những người mắc chứng biếng ăn hoặc ăn vô độ có nguy cơ bị mất xương. Ngoài ra phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật giảm cân và các bệnh như bệnh Crohn, bệnh celiac và bệnh Cushing cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Một số loại thuốc: sử dụng trong thời gian kéo dài các loại thuốc corticosteroid như prednisone, cortisone, prednisolone và dexamethasone, sẽ gây tổn hại cho xương. Các thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm các chất ức chế aromatase để điều trị ung thư vú, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, methotrexate, một số loại thuốc chống động kinh như phenytoin (Dilantin) và phenobarbital, và thuốc ức chế bơm proton.

Vậy nên làm gì để bảo vệ xương chắc khỏe?

Với một số biện pháp đơn giản sau đây, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ cho xương luôn chắc khỏe, làm chậm quá trình mất xương:

  • Tăng cường canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày: người trưởng thành từ 19 – 50 và nam giới độ tuổi từ 51-70 nên tiêu thụ 1.000 miligam (mg) canxi/ngày. Phụ nữ sau 50 tuổi và nam giới sau 70 tuổi nên tăng lên 1.200 mg/ngày. Nguồn thực phẩm cung cấp canxi dồi dào bao gồm sữa, bơ, pho mát, sữa chua, bông cải xanh, cải xoăn, cá mòi và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ. Nếu cảm thấy khó có thể nhận được đủ canxi từ chế độ ăn uống, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bổ sung.

Nguồn thực phẩm cung cấp canxi dồi dào bao gồm sữa, bơ, pho mát, sữa chua, bông cải xanh, cải xoăn, cá mòi và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ.

Nguồn thực phẩm cung cấp canxi dồi dào bao gồm sữa, bơ, pho mát, sữa chua, bông cải xanh, cải xoăn, cá mòi và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ.

  • Hãy chú ý đến vitamin D: cơ thể chúng ta cần vitamin D để hấp thụ canxi. Đối với người lớn tuổi từ 19-70, lượng vitamin D theo khuyến cáo là 600 đơn vị quốc tế (IU)/ngày, tăng lên 800 IU/ngày với người lớn trên 71 tuổi. Nguồn cung cấp vitamin D bao gồm dầu cá (cá ngừ, cá mòi), lòng đỏ trứng, sữa… Ánh sáng mặt trời cũng góp phần vào việc sản xuất vitamin D cho cơ thể.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: thường xuyên dành thời gian để tập thể dục, tham gia các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang… sẽ giúp củng cố cho xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương.
  • Không hút thuốc, tránh uống nhiều hơn 2 ly rượu/ngày.

Nếu lo ngại về sức khỏe của xương và có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương, nên tới bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm đo mật độ xương. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đánh giá mật độ xương và tỷ lệ mất xương của bạn. Bằng cách đánh giá thông tin này và các yếu tố nguy cơ của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị hoặc những hướng dẫn về chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ xương, ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top