✴️ Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối là gì?

Nội dung

Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối là gì?

Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp gối và rất dễ bị tổn thương. Khi sụn chêm rách thường có các dấu hiệu như sau:

– Nghe thấy tiếng nổ nhẹ ở khớp gối

– Khoảng 2-3 ngày sau khi rách đầu gối sẽ sưng lên và người bệnh mất linh hoạt khớp gối.

Rách sụn chêm cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Rách sụn chêm cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

– Đau đầu gối, có tiếng lục khục khi vận động đầu gối.

– Gối không thể gập duỗi hết tầm

– Ấn nhẹ vùng khớp gối sẽ bị đau

 

Làm gì khi phát hiện dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối?

Rách sụn chêm càng được điều trị sớm, đúng cách thì thời gian hồi phục càng được rút ngắn và khả năng hồi phục vận động tốt hơn. Vì vậy, khi phát hiện có những dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu rách sụn chêm, người bệnh có cảm giác đau gối, gối sưng

Dấu hiệu rách sụn chêm, người bệnh có cảm giác đau gối, gối sưng

Thông thường tại bệnh viện, sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm:

  • Chụp X quang: đánh giá tình trạng xương vùng khớp gối.
  • Chụp MRI: giúp chẩn đoán khá chính xác vị trí, hình tái tổn thương của sụn chêm.
  • Nội soi chẩn đoán: nội soi khớp giúp quan sát toàn bộ khớp gối, đánh giá chính xác tình trạng, mức độ tổn thương của sụn, dây chằng, sụn chêm, màng hoạt dịch, từ đó giúp quyết định phương pháp điều trị cụ thể với từng trường hợp.

 

Chữa trị rách sụn chêm đầu gối như thế nào?

Sụn chêm có các dạng rách khác nhau, phân biệt theo hình thái vị trí rách. Các hình thái rách thường gặp là rách dọc, rách ngang, rách hình nan hoa, hình vạt, hình mỏ, hình quai vali và rách phức tạp. Các vị trí rách: sừng trước, sừng sau, thân, rách vùng vô mạch, vùng có mạch nuôi. Vì vậy, việc điều trị rách sụn chêm đầu gối cũng tùy thuộc vào mức độ rách, vị trí rách và hình thái rách sụn chêm mà bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

Cụ thể:

  • Rách ở 1/3 vị trí ngoài: do cấp máu tốt nên dễ liền. Nếu rách nhỏ tự liền, rách lớn khâu qua nội soi cũng dễ liền.
  • Rách ở 2/3 vị trí trong: rất khó liền do cấp máu kém. Đặc biệt rách 1/3 trong không liền. Điều trị thường cắt bỏ phần rách qua nội soi.

Qua thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top