Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não, do nhiều nguyên nhân gây nên, đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần và thần kinh thực vật. Cơn động kinh xảy ra là do sự phóng điện kịch phát, tăng đồng bộ của các tế bào thần kinh vỏ não.
Bảng phân loại bệnh lần thứ 10 năm 1992 (ICD 10 - 1992) như sau:
G.40. Động kinh.
G.40.0: động kinh cục bộ vô căn.
G.40.1: động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ đơn giản.
G.40.2: động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ phức tạp.
G.40.3: động kinh toàn thể vô căn.
G.40.4: động kinh toàn thể khác.
G.40.5: những hội chứng động kinh đặc biệt.
G.40.6: những cơn lớn không biệt định.
G.40.7: những cơn nhỏ không biệt định.
G40.8: động kinh khác.
G40.9: động kinh không biệt định.
G41: trạng thái động kinh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Lâm sàng và điện não.
Đặc điểm chung của các cơn động kinh:
- Điện não đồ: Tùy từng loại cơn động kinh mà có những biểu hiện trên bản ghi.Ghi điện não trong cơn có sóng động kinh điển hình.
Ghi điện não giữa các cơn có thể không thấysóng động kinh, thường thấy loạn nhịp điện não xen kẽ sóng chậm hoặc xen kẽ gai nhọn.
- Các xét nghiệm khác: Tìm nguyên nhân gây động kinh và chẩn đoán phân biệt.
- Chẩn đoán đúng loại cơn, chọn đúng thuốc, thăm dò liều từng cơ thể.
-Thuốc dùng từ liều thấp đến cao, tăng dần liều lượng đến khi cắt cơn, duy trì liều thuốc từ 1- 2 năm, nếu bệnh nhân không lên cơn nữa mới giảm dần liều thuốc.
- Không được cắt thuốc đột ngột vì sẽ xảy ra trạng thái động kinh liên tục. Nếu đã tăng đến liều tối đa của một thuốc mà vẫn không cắt được cơn thì thay bằng thuốc khác.
- Hạn chế dùng 2 hay nhiều thuốc động kinh trong cùng một lúc. Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc để khắc phục.
- Nếu có nguyên nhân thì điều trị theo nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân hoặc nguyên nhân không điều trị được thì: điều trị thuốc kháng động kinh.
* Phenobacbital:
* Phenytonin:
* Tegretol:
* Ethosuccimide:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh