Sỏi thận là một bệnh phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm một tỉ lệ đáng kể. Vậy sỏi thận nguy hiểm không?
Sỏi thận có thể không gây ra bất kỳ vấn đề cho đến khi nó di chuyển vào trong thận hoặc đi vào niệu quản của các ống nối thận và bàng quang. Khi có tác động mạnh (đi xe vào đường mấp mô, gồ ghề, nhiều ổ gà,…), hay hoạt động mạnh (chạy, nhảy, mang vác nặng, cử động mạnh…), hoặc do thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, có thể đi kèm rối loạn tiểu, khó chịu, trướng hơi, bụng đầy bụng, buồn nôn và nôn.
Đau bụng thường đau dữ dội (gọi là cơn đau quặn thận), đau khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng. Tuy vậy, có trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to cho nên chỉ đau âm ỉ.
Bên cạnh triệu chứng đau, tiểu ra máu cũng là triệu chứng thường gặp trong sỏi thận. Tiểu ra máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Triệu chứng thường gặp là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són. Nếu có kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang) sẽ xuất hiện tiểu đục (nước tiểu có mủ) và có thể tiểu ra sỏi.
Đau do sỏi thận có thể khác nhau, ví dụ như thay đổi đến một vị trí khác nhau hoặc làm tăng cường độ, như đá di chuyển qua đường tiết niệu của bạn.
Sỏi thận là căn bệnh khá nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Trường hợp sỏi chưa phải kích thước to hẳn nhưng cũng cần điều trị ngay vì bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng
Nếu xuất hiện những triệu chứng như tiểu ra mủ, sốt thì rất có thể thận của bạn đã bị nhiễm trùng do tồn tại quá lâu trong thận. Cần chữa trị kịp thời tránh để thận ứ nước, ứ mủ, hóa mủ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Sỏi thận gây tắc đường tiết niệu
Vị trí của sỏi thường khởi nguồn ở đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Tuy nhiên chúng không nằm yên một chỗ mà thường di chuyển dọc theo dòng chảy của nước tiểu, nhiều sỏi rơi vào niệu quản gây ra tắc nghẽn. Trường hợp xuất hiện những cơn đau quặn thắt như bạn gặp phải thì rất có thể sỏi đã rơi xuống niệu quản rồi, niệu quản co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài nên gây ra những cơn đau.
Sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận. Nếu không can thiệp lấy sỏi ra kịp thời thận sẽ bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng bí tiểu.
Suy thận
Suy thận có thể ở dạng cấp hoặc mạn tính khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Thận bị ứ nước lâu ngày cộng thêm nhiễm trùng sẽ lần lượt phá hủy hết các mô thận, người bệnh chỉ còn cách chạy thận để kéo dài sự sống.
Vỡ thận
Biến chứng này khá hiếm, vỡ thận có thể xảy ra với những người có vách thận quá mỏng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh