– Những người ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Do đó cơ thể rất yếu vì bị mất nước, mất cân bằng điện giải. Nguyên tắc bù nước và điện giải để bù lại lượng chất lỏng đã mất đi là rất quan trọng.
– Điều chỉnh chế độ ăn: Không nên ép bản thân ăn vội hay ăn quá nhiều. Bệnh nhân từ từ bắt đầu ăn thức ăn nhạt như chuối, bánh mì, bánh quy mặn để xoa dịu dạ dày và không kích thích cảm giác buồn nôn.
– Tránh tham gia các hoạt động mạnh khi cơ thể đang mệt mỏi. Bệnh nhân cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
– Uống nhiều nước như: oresol, nước lọc, nước trà hay nước ép trái cây. Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước bằng nước cháo loãng, nước canh hay nước hầm.
– Ăn trái cây: Nên chọn những loại trái cây giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn như chuối. Bởi chuối có chứa nhiều kali, carbohydrate và đường tự nhiên. Ngoài ra, ăn táo nhằm giảm bớt chứng ợ nóng và chứng trào ngược dạ dày. Táo có khả năng làm dịu dạ dày và giảm chứng tiêu chảy.
– Giấm táo: giấm táo có tính kiềm là loại giấm tốt nhất, làm dịu niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, giấm táo giúp hồi phục nhanh tình trạng ngộ độc thực phẩm.
– Ăn các thức ăn nhẹ, không kích thích cảm giác buồn nôn như: bánh mỳ, cháo trắng …
– Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thực phẩm có thể ăn bánh quy mặn, khoai tây nghiền nấu chín và các loại ngũ cốc nấu chín như cháo bột yến mạch.
– Có thể bổ sung lợi khuẩn giúp hồi phục lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa bằng sữa chua .
– Ngoài ra, gừng, mật ong, chanh đều là các thực phẩm có lợi cho đường ruột sau ngộ độc thực phẩm. Mật ong có tính kháng khuẩn có thể làm giảm sự khó tiêu và thúc đẩy khả năng tiêu hóa của bạn.
Cơ thể sau khi ngộ độc còn yếu nên người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau để không làm nặng thêm tình trạng này:
– Các thực phẩm khó tiêu và gây buồn nôn như các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, rau củ sống.
– Tránh ăn các thực phẩm từ sữa động vật như: bơ, phô mai, sữa…trong vài ngày vì lúc này cơ thể bệnh nhân sẽ không dung nạp được lactose gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.
– Đồ uống có gas, có cồn là các đồ uống bệnh nhân sau khi ngộ độc thực phẩm nên tránh vì chúng chứa các hợp chất lợi tiểu. Bên cạnh đó rượu, bia có thể gây nôn làm nặng thêm tình trạng mất nước.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh