✅ Tác dụng phụ của ISOTRETINOIN

Nội dung

Tác dụng phụ trên da và niêm mạc

Hầu hết các tác dụng phụ do isotretinoin xuất hiện ở da, niêm mạc và liên quan đến cơ chế hoạt động của thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp nhất được liệt kê sau đây. Khi tác dụng phụ của isotretinoin gây nhiều khó chịu, có thể ngưng sử dụng hoặc giảm liều.

  • Bùng phát mụn trứng cá (đặc biệt nếu bắt đầu với liều trên 0,5 mg/kg/ngày).
  • Khô môi, viêm môi (đau, nứt nẻ hoặc môi bong vảy) (gặp ở 100% bệnh nhân ở liều 1 mg/kg/ngày).
  • Khô da, da mỏng, chàm/ viêm da (ngứa, mảng đỏ da). Lưu ý: chàm thể tạng có thể cải thiện.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Khô mũi, chảy máu cam (chảy máu mũi).
  • Mắt khô, chảy nước hoặc kích ứng (đặc biệt với những người mang kính áp tròng), viêm kết mạc, viêm giác mạc.
  • Khô niêm mạc hậu môn, chảy máu khi đại tiện.
  • Khô bộ phận sinh dục, đau và khó chịu khi giao hợp.
  • Ban đỏ ở mặt.
  • Bỏng nắng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Rụng tóc tạm thời.
  • Móng tay giòn, dễ gãy.
  • U hạt sinh mủ.
  • Nhiễm trùng da: chốc, viêm quanh móc cấp tính.

Điều trị các tác dụng phụ của isotretinoin lên niêm mạc

  • Giảm liều (ví dụ: giảm 5-10 mg/ngày).
  • Sử dụng các chất làm mềm, dưỡng ẩm môi, kem chống nắng, thuốc nhỏ mắt và chất bôi trơn thường xuyên và khi cần thiết.
  • Viêm da có thể được điều trị bằng thuốc bôi chứa corticoid.
  • Tắm nước mát trong thời gian ngắn, không dùng xà phòng.
  • Dùng dầu gội nhẹ, hoặc pha loãng.
  • Không thử đeo kính áp tròng lần đầu tiên khi điều trị.
  • Không phẫu thuật mắt nếu không cần thiết khi đang điều trị isotretinoin hoặc trong 6 tháng sau đó.
  • Không điều trị các phương pháp như tẩy tế bào chết cơ học, laser bóc tách (ví dụ laser CO2 tái tạo bề mặt) trong khi điều trị isotretinoin hoặc trong 6 tháng sau đó. Các phương pháp điều trị bằng laser khác có thể thực hiện cẩn thận.
  • Cạo lông thay vì wax lông.
  • Kháng sinh tại chỗ và/hoặc toàn thân có thể được chỉ định khi bị chốc.

Các tác dụng phụ khác liên quan đến liều lượng của isotretinoin

  • Đau đầu.
  • Đau cơ và đau khớp, đặc biệt sau khi tập thể dục.
  • Mệt mỏi (lờ đờ và buồn ngủ).
  • Thị lực về đêm bị rối loạn và chậm thích ứng với bóng tối.
  • Tăng triglyceride máu, thường không liên quan đến lâm sàng.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc cường kinh.

Tác dụng phụ của ISOTRETINOIN

Các tác dụng phụ hiếm gặp của isotretinoin

Việc isotretinoin có thể gây ra các tác dụng phụ được liệt kê sau đây có thể chưa được chứng minh rõ ràng.

  • Đau đầu dữ dội kèm mờ mắt do tăng áp lực nội sọ.
  • Thay đổi tâm trạng và trầm cảm. Lưu ý: trầm cảm liên quan nhiều hơn đến tình trạng da đang được điều trị hoặc các vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý xã hội khác. Sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện tình trạng này.
  • Mờ giác mạc và đục thủy tinh thể.
  • Điếc âm sắc cao.
  • Thay đổi về xương (tăng tốc độ tạo xương lan tỏa).
  •  Các xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc viêm gan có triệu chứng.
  • Tiêu chảy hoặc xuất huyết tiêu hoá.
  • Viêm tụy.
  • Dị ứng với isotretinoin gây ra bệnh gan và các bệnh gây sốt.

Điều trị các tác dụng phụ toàn thân

  • Hạn chế tối thiểu uống rượu.
  • Uống paracetamol khi đau đầu và khi đau ở mức độ nhẹ.
  • Đi khám sớm nếu không khỏe.

Theo dõi sử dụng isotretinoin

Trong trường hợp một cá nhân khỏe mạnh, xét nghiệm máu thường không cần thiết, nhưng xét nghiệm theo dõi điều trị là một yêu cầu ở một số quốc gia. Nếu sử dụng liều cao isotretinoin (1mg/kg/ngày), một đợt kéo dài (trên 12 tháng), hoặc nếu bệnh nhân có một số yếu tố nguy cơ cụ thể (ví dụ: tiền sử gia đình có rối loạn lipid máu, viêm gan virus, hoặc uống nhiều rượu), các xét nghiệm này được chỉ định trước khi điều trị và cách quãng trong thời gian điều trị.

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top