✅ Nhiễm trùng da

Nội dung

Nhiễm trùng da là gì?

Nhiễm trùng da là bệnh lý và tình trạng có liên quan đến hoặc gây ra bởi các sinh vật ngoài cơ thể, có thể bao gồm cả nhiễm trùng do mạt nhà và côn trùng.

Các sinh vật có thể gây bệnh lý viêm da bằng cách kích ứng hệ miễn dịch bẩm sinh hay hệ miễn dịch mắc phải, ví dụ như mụn, viêm da quanh miệng, viêm da tiết bã. Nhiễm trùng da thường xảy ra trong một số trường hợp:

  • Phơi nhiễm với các loại sinh vật có độc;
  • Mất tính toàn vẹn của da;
  • Vết thương nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm trùng từ vết cắn của người, vết cắn động vật, chất bẩn;
  • Đang bị các bệnh ngoài da khác, đặc biệt là viêm da cơ địa hoặc các bệnh lý bóng nước;
  • Lớn tuổi;
  • Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như đái tháo đường, rối loạn máu, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, nhiễm trùng suy giảm miễn dịch ở người;
  • Điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt là corticosteroid toàn thân, azathioprine, ciclosporin, mycophenolate, cyclophosphamide, hoặc các loại thuốc sinh học.

Vi sinh vật nào có khả năng gây nhiễm trùng da?

Các vi sinh vật gây nhiễm trùng da được phân loại thành

  • Vi khuẩn thường trú;
  • Mầm bệnh cơ hội;
  • Kí sinh trùng;
  • Thực vật hoại sinh (Saprophytes - một loại sinh vật sống trên các chất phân rã).

Nhiễm trùng cơ hội

Nhiễm trùng cơ hội là tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, xuất hiện một cách thường xuyên và trầm trọng do sự ức chế miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân. Bệnh có thể gây ra do các sinh vật gây nhiễm trùng thường gặp (ví dụ như Staphylococcus aureus, Candida albicans, Herpes simplex) hoặc do các sinh vật hiếm gặp gây nhiễm trùng trên người khoẻ mạnh (ví dụ như nocardia, bartoella, mycobacteria không điển hình, cytomegalovirus, cryptococcus và các bệnh nấm da hệ thống (nhiễm nấm sâu – deep fungal infection).

Bệnh có thể gây ra bởi một số sinh vật được phân loại dưới đây:

  • Tổn thương do động vật chân đốt, vết thương và vết chích từ mạt nhà, ve hoặc côn trùng;
  • Nhiễm trùng do động vật nguyên sinh;
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn;
  • Nhiễm trùng do nấm và nấm men;
  • Nhiễm vi rút.

Các vi sinh vật vô hại

Làn da khoẻ mạnh của con người không phải vô trùng như chúng ta quan sát bằng mắt thường, đó là nơi định cư của nhiều loại vi sinh vật thường trú (microbiota), và chúng thường vô hại.

nhiễm trùng da

Phòng ngừa nhiễm trùng

Để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng, điều căn bản và tối ưu nhất là có một sức khoẻ thật tốt. Giảm yếu tố nguy cơ trầy xước, bào mòn da, bỏng nhiệt và bỏng hoá chất, bị côn trùng hoặc động vật cắn.

  • Tránh bị thương;
  • Bảo vệ làn da khỏi thương tổn và các vết côn trùng đốt bằng cách mặc quần áo kín đáo và sử dụng các vật dụng che phủ như dù, nón;
  • Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, rửa các vật dụng và lau dọn bề mặt làm việc;
  • Rửa tay kĩ sau khi nấu ăn và làm vườn;
  • Chăm sóc vết thương, ví dụ như rửa vết thương kĩ, che phủ bằng gạc để giảm phù nề;
  • Sử dụng thuốc ngừa côn trùng;
  • Tích cực điều trị các bệnh nhiễm trùng da cấp tính và mãn tính.

Bạn nên nhớ rằng vệ sinh cơ thể quá mức có thể gây phản tác dụng khi nó dẫn đến:

  • Loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật bảo vệ cơ thể;
  • Mất cân bằng tỉ lệ vi sinh vật, các vi sinh vật gây bệnh trở nên mạnh mẽ hơn vi sinh vật thường trú;
  • Mất cân bằng cán cân chuỗi vi sinh vật, khiến chúng trở nên đề kháng hơn và khó điều trị;
  • Làm bóc tách và tổn thương hàng rào bảo vệ cơ thể là da .

Đâu là phương thức điều trị nhiễm trùng?

Điều trị nhiễm trùng phụ thuộc vào nguyên nhân, độ nặng của bệnh và độ nhạy cảm với tác nhân gây nhiễm trùng:

  • Nhiễm động vật nguyên sinh thường được điều trị với các chất kháng động vật nguyên sinh như Metronidazole, ornidazole, tinidazole, eflornithine, paromycin, pentamidine, pyrimethamine, furazolidone và melarsoprol;
  • Nhiễm vi khuẩn thường được điều trị với kháng sinh tại chỗ,  kháng sinh toàn thân qua đường tiêm hoặc uống;
  • Nhiễm nấm thường được điều trị với kháng nấm đường uống hoặc tại chỗ;
  • Nhiễm vi rút thường được điều trị với kháng vi rút như aciclovir.

Khi nào nên điều trị nhiễm trùng da

Không phải nhiễm trùng da nào cũng cần điều trị tích cực (ví dụ như bệnh chốc lở, viêm nang lông, nấm móng và herpes simplex) bởi các bệnh này sẽ tư ổn định, đặc biệt ở những người khoẻ mạnh. Nhiễm trùng thậm chí còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên có một số loại nhiễm trùng nên được điều trị như:

Nếu bệnh nhiễm trùng da tiến triển, không tầm soát được nguyên nhân khiến bệnh nhân lo lắng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân nên đến khám chuyên khoa da liễu tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị nếu cần thiết.

TS. BS Nguyễn Thị Hồng Chuyên 

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

 

return to top