✴️ Phẫu thuật cắt u cơ tim

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

– U cơ tim bao gồm u nguyên phát và thứ phát, trong đó u nguyên phát thuộc phạm vi điều trị phẫu thuật.

– Trong các loại u cơ tim nguyên phát, đa phần là lành tính (khoảng 80%) và hầu hết là u nhày.

– Phẫu thuật u cơ tim nguyên phát được coi là phẫu thuật cấp cứu có trì hoãn vì có thể gây cản trở nặng dòng máu lưu thông trong tim hoặc gây hở van cấp tính.

 

II. CHỈ ĐỊNH

– Chẩn đoán xác định u cơ tim nguyên phát

– Kèm theo một hay nhiều triệu chứng như: khó thở, đau tức ngực, hở các van tim, giãn buồng tim, tăng áp lực động mạch phổi, phù phổi.

 

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– U tim thứ phát (di căn từ nơi khác đến).

– Tăng áp lực phổi cố định.

– Suy tim, suy gan thận nặng.

– Bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp.

– Nhiễm khuẩn tiến triển.

 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thc hin:

– Kíp ngoại khoa: 3 người (1 phẫu thuật viên chính, hai phẫu thuật viên trợ giúp)

– Kíp gây mê: 2 người (1 bác sĩ, 1 điều dưỡng phụ mê)

– Kíp phục vụ dụng cụ: 2 điều dưỡng (1 phục vụ trực tiếp, 1 bên ngoài)

– Kíp vận hành máy tim phổi nhân tạo: 2 bác sĩ hoặc kĩ thuật viên.

2. Người bnh:

– Giải thích kĩ với gia đình và người bệnh về cuộc phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.

– Chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.

– Đánh ngực bằng xà phòng bétadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.

3. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của bệnh án phẫu thuật.

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, gối độn dưới vai.

2. Vô cm: gây mê nội khí quản.

3. Kỹ thut:

– Mở giữa xương ức. Khâu treo màng tim.

– Heparin, thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể.

– Bơm dung dịch liệt tim, ngừng tim

– Mở các buồng tim tương ứng với vị trí của u.

– Cắt bỏ u kèm theo cuống u và diện bám.

– Xử lý các thương tổn phối hợp (sửa van tim, thay van tim…)

– Đóng lại các buồng tim, phục hồi tuần hoàn.

– Đặt hệ thống dẫn lưu, điện cực.

– Đóng xương ức. Đóng cân cơ da theo giải phẫu.

– Gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh khối u lấy được.

 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

– Sau phẫu thuật cần theo dõi chặt chẽ người bệnh tại buồng chăm sóc sau phẫu thuật tăng cường về các thông số tuần hoàn (mạch, điện tim, huyết áp động mạch tối đa, tối thiểu, trung bình, huyết áp tĩnh mạch trung tâm, nhiệt độ), các ống dẫn lưu, số lượng nước tiểu, các thông số máy thở, tình trạng tinh thần của người bệnh 1 giờ 1 lần trong 24 giờ sau phẫu thuật.

– Chụp Xquang tại giường.

– Xét nghiệm vào thời gian quy định: khí trong máu, điện giải, hematocrite.

– Khám định kỳ sau khi ra viện bằng lâm sàng và siêu âm (khoảng 6 tháng 1 lần). Qua 3 năm nếu không có gì bất thường coi như khỏi.

2. Xử trí tai biến Phát hiện chảy máu, tràn khí hay máu màng phổi, loạn nhịp tim … để có biện pháp xử lí thích hợp

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top