✴️ Phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

I. ĐẠI CƯƠNG

– Suy tĩnh mạch mạn tính được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch không thể bơm đủ máu nghèo oxy trở về tim. Bệnh này rất thường gặp ở chi dưới, xảy ra ở khoảng 10 – 35 % người lớn. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém nhất là khi có biến chứng.

– Có nhiều kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch. Stripping là kỹ thuật lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch, phương pháp này được thực hiện phổ biến từ năm 1950 đến ngày nay. Phẫu thuật Stripping thường được áp dụng với các trường hợp tĩnh mạch nông giãn, chạy quanh co, có thể thấy rõ dưới da.

 

II. CHỈ ĐỊNH Giãn tĩnh mạch nông từ giai đoạn III trở lên đã điều trị nội khoa không đáp ứng

 

III. CHNG CHỈ ĐỊNH Như các chống chỉ định phẫu thuật nói chung

 

IV. CHUN B

1. Người thc hin:

– Kíp mổ: PTV chuyên khoa mạch máu

– Một phụ phẫu thuật + dụng cụ viên

2. Người bnh: Người bệnh và người nhà người bệnh được giải thích hiểu rõ và đồng ý phẫu thuật.

3. Phương tiện:

– Trang thiết bị cơ bản của phòng mổ

– Bộ Stripper

 

V. CÁC BƯỚC TIN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa sát khuẩn rộng toàn bộ hai chân

2. Vô cm: Gây tê tủy sống

3. Kỹ thut:

– Rạch da dọc điểm giữa nếp làn bẹn

– Bộc lộ tĩnh mạch hiển

– Thắt bỏ các nhánh của tĩnh mạch hiển

– Bộ lộ đầu dưới tĩnh mạch hiển ở đầu trên mắt cá trong

– Luồn Stripper – Kéo Stripper theo hướng từ trên xướng dưới kéo đến đâu dùng gạc cuộn băng ép tới đó.

– Khâu đóng vết mổ

 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIN

1. Theo dõi: Theo dõi toàn trạng: các dấu hiệu sinh tồn.

2. Tai biến:

Thường không gây tai biến gì đáng kể có thể có tụ máu dọc theo đường đi của tĩnh mạch hiển thường sẽ tự hết sau một vài tuần hoặc có biểu hiện dị cảm ở bề mặt da do tổn thương thần kinh hiển kèm theo.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top