Các triệu chứng của cảm cúm thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với một virut cảm cúm. Các dấu hiệu của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, hơi sốt, người mệt mỏi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho…
Bệnh cảm cúm thường gặp nhiều ở những người có sức miễn dịch kém hoặc mắc bệnh trong thời gian dài
Cảm cúm kèm sốt 39 độ C trở lên, đau người và mệt mỏi, ra mồ hôi, ớn lạnh và ho khi đờm có màu, họng sưng đau,… Đối với trẻ em khi có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng như: Sốt 38,5 độ C người ớn lạnh hay ra mồ hôi, sốt kéo dài hơn ba ngày, nôn hoặc đau bụng, ngủ li bì, đau đầu dữ dội, khó thở, quấy khóc, đau tai, ho dai dẳng… cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị tránh biến chứng nguy hiểm.
Bệnh cảm cúm nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ…
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho virut sinh trưởng và phát triển gây bệnh. Bệnh lây truyền do virut cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh. Vì thế để phòng chống bệnh cảm cúm người bệnh cần:
Để phòng cảm cúm cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng
Vệ sinh cá nhân, tay chân và răng miệng sạch sẽ hàng ngày cũng giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm khi thời tiết chuyển mùa
Trong trường hợp đã mắc bệnh cảm cúm, người bệnh nên tuân thủ theo đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh