✴️ Phẫu thuật xử lý nhiễm khuẩn vết mổ

Nội dung

Nhiễm khuẩn vết mổ thường gặp đa dạng các chuyên khoa khác nhau. Điều trị tùy các mức độ thay băng, cắt lọc, tiểu phẫu… Khi phải gây mê mổ là trường hợp thường nặng: nhiễm khuẩn sâu, rộng, phức tạp… không tê tại chỗ được.

phức tạp… không tê tại chỗ được.

1.CHỈ ĐỊNH

  • Các nhiễm khuẩn rộng: chấn thương, bỏng rộng..
  • Các nhiễm khuẩn sâu, nhiều ngóc nghách
  • Các nhiễm khuẩn sâu: áp xe…

 

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Cho những vết thương nhỏ, nông

 

3. CHUẨN BỊ

3.1. Người thực hiện

Kíp mổ khoảng 7 người: phẫu thuật viên, phụ mổ. Bác sỹ gây mê, phụ mê, dụng cụ viên, chạy ngoài, hộ lý.

3.2. Người bệnh

  • Bệnh án: xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm máu, bạch cầu…
  • Người bệnh nhịn ăn uống từ ngày hôm trước
  • Với các nhiễm khuẩn vùng bụng, tầng sinh môn, cột sống thì thụt tháo tối hôm trước.

3.3. Phương tiện

  • Bộ dụng cụ mổ cơ bản, kèm theo thìa nạo viêm (curette), oxy già, dẫn lưu kín.
  • Dụng cụ cầm máu: dao mổ đơn cực, lưỡng cực.
  • Vật liệu cầm máu trong mổ.

3.4. Thời gian phẫu thuật: Tùy thuộc loại phẫu thuật

 

4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Tư thế: Tư thế bộc lộ vết mổ rõ nhất, thuận lợi cho bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên.
  • Vô cảm: Mê nội khí quản
  • Kỹ thuật:

Bước 1: Mở vết mổ

Mở lại vết mổ cũ, cần thiết rạch rộng hơn phù hợp

Bước 2: Đánh giá

+    Đánh giá thương tổn: vị trí, mức độ, bề rộng, độ sâu

+    Quyết định xử lý: tùy theo thương tổn

Bước 3: Xử lý thương tổn

+    Nạo viêm: với các viêm nhẹ, nông

+    Cắt lọc tổ chức hoại tử: cắt lọc đến tổ chức lành

+    Phá bỏ các đường rò, ngóc ngách

+    Lấy bỏ hoàn toàn mủ, tổ chức hoại tử

+    Lấy bỏ dị vật: phương tiện kết hợp xương, dị vật..

+    Mở rộng rãi

+    Bơm rửa nhiều nước, oxy già, nước sát khuẩn

Bước 4:

+    Đóng vết mổ da thưa, có thể phải để hở

+    Dẫn lưu rộng rãi

+    Có thể dẫn lưu hút liên tục

+    Trường hợp không để hở: vết thương sọ não, vết thương khớp

 

5. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

5.1. Theo dõi

  • Toàn trạng, mạch, huyết áp
  • Vết mổ: chảy máu, mủ, dịch…
  • Chăm sóc thay băng hàng ngày, có thể thay băng nhiều lần/ngày

5.2.  Xử trí tai biến

  • Chảy máu: băng ép, có thể mổ lại
  • Tiếp tục hoại tử: mổ tiếp
  • Nhiễm khuẩn: thay băng tốt, dùng kháng sinh đồ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top