I. ĐẠI CƯƠNG
– Vết thương da đầu là tổn thương cấp cứu thường gặp nhất trong chấn thương sọ não.
– Tổn thương gây ra mất máu và làm cho xương sọ mất bảo vệ. Cấp cứu các tổn thương da đầu, ngoài điều trị còn chú ý tới thẩm mỹ.
II. CHỈ ĐỊNH
– Vết thương da đầu phức tạp, kích thước lớn
– Vết thương da đầu lóc da đầu
– Vết thương lột da đầu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh vết thương nhỏ, có bệnh lí về đông máu
IV. CHUẨN BỊ
1.Người thực hiện:
Kíp mổ khoảng 7 người: Phẫu thuật viên, phụ mổ; Bác sỹ gây mê, phụ mê, dụng cụ viên, chạy ngoài, hộ lý.
– Bệnh án: xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm máu, bạch cầu..
– Người bệnh nhịn ăn uống
– Bộ dụng cụ mổ sọ não cơ bản, kèm theo thìa nạo viêm (curette), oxy già, dẫn lưu kín.
– Dụng cụ cầm máu: dao điện đơn cực, lưỡng cực
– Kính vi phẫu trong trường hợp cần nối mạch máu, thần kinh
– Kim, chỉ khâu chuyên dụng
4. Thời gian phẫu thuật: Tùy thuộc loại phẫu thuật
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tư thế bộc lộ vết mổ rõ nhất, thuận lợi cho bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên
2. Vô cảm: Mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
– Bước 1: Mở vết mổ
Mở vết mổ, cần thiết rạch rộng hơn phù hợp.
– Bước 2: Đánh giá
+ Đánh giá thương tổn: vị trí, mức độ, bề rộng, độ sâu
+ Quyết định xử lý: tùy theo thương tổn
– Bước 3: Xử lý thương tổn
+ Làm sạch: sử dụng oxy già, bétadine và nước muối sinh lý 9‰
+ Cắt lọc tổ chức hoại tử mủn nát: cắt lọc đến tổ chức lành
+ Lấy bỏ dị vật: đất cát, kim loại …
+ Mở rộng rãi
+ Nếu tổn thương mạch máu quan trọng cần nối thì sử dụng kính vi phẫu đề nối lại
+ Bơm rửa lại nhiều nước, oxy già, nước sát khuẩn.
– Bước 4:
+ Đóng vết mổ: khâu mép vết thương với nhau, đóng da 2 lớp, rạch da kiểu quân cờ, tùy trường hợp.
+ Dẫn lưu rộng rãi.
+ Có thể dẫn lưu hút liên tục.
1. Theo dõi
– Toàn trạng, mạch, huyết áp
– Vết mổ: chảy máu, mủ, dịch…
– Chăm sóc thay băng hàng ngày, có thể thay băng nhiều lần/ngày
2. Xử trí tai biến
– Chảy máu: băng ép, có thể mổ lại
– Nhiễm khuẩn: thay băng tốt, cắt chỉ cách quãng, dùng kháng sinh đồ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh