✴️ Quai bị

Nội dung

Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên. Biểu hiện lâm sàng phổi biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.

Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

 

I. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

- Sốt 38-39 độ C, đau quanh ống tai, khó nhai, khó nuốt

- Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng, nóng, đau

- Sưng tuyến dưới hàm, dưới lưỡi, sưng hạch

- Ống Stenons phù nề đỏ tấy không bao giờ có mủ

 

2. Xét nghiệm

-  Công thức máu: BC bình thường

-  Sinh hoá:  Amylase máu tăng

                    Lipase máu tăng

-  Nước tiểu:Amylase tăng

 

II. ĐIỀU TRỊ: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng

Đối với mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol.

 

1. Viêm tuyến nước bọt:Cách ly bệnh nhân 2 tuần

- Giảm đau: Paracetamol 15mg/kg/lần x 4 lần/ngày

- Súc miệng nước muối 0,9%

- Ăn lỏng, nhẹ

2. Viêm tinh hoàn

- Mặc quần sịp chặt để cố định tinh hoàn, hạn chế đi lại

- Giảm đau: Paracetamol 15mg/kg/lần x 4 lần/ngày

- Corticoid:  25 – 30mg/ngày x 5 – 7 ngày

3. Viêm màng não

- Chọc tủy sống

- Corticoitd + Glucose 5%

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top