Rối loạn tiền đình là 1 hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, các biểu hiện thường gặp nhất là chóng mặt, mất thăng bằng, ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như : ù tai, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, vã mồ hôi…
Hội chứng tiền đình được chia thành: Hội chứng tiền đình trung ương và hội chứng tiền đình ngoại biên dựa vào vị trí giải phẫu. Tiền đình ngoại biên khi có tổn thương ở khu vực tai trong, nhân và dây tiền đình. Tổn thương tiền đình trung ương khi tổn thương các đường dẫn truyền tiền đình đi tới nhân tiền đình tại thân não.
Chủ yếu dựa vào lâm sàng.
- Chóng mặt: Người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn. Thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, thường cảm giác quay rất mạnh, đặc biệt khó chịu.
- Mất thăng bằng:
- Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…
- Các xét nghiệm cơ bản.
- XQ cột sống cổ đánh giá hẹp khe khớp.
- Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…
- Chụp CT-Scaner sọ não, MRI sọ não tìm các tổn thương như : U góc cầu tiểu não, TBMM não…
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, quan trọng nhất là xử trí những cơn chóng mặt cấp, xảy ra bất ngờ để phòng tránh tai nạn cho người bệnh.
- Chống nôn: Metoclopramid 10mg x 01 ống (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp)
- Bù điện giải nếu bệnh nhân nôn nhiều bằng dung dịch đẳng trương.
- Chống chóng mặt:
- Cải thiện tuần hoàn não: Piracetam (Tiêm tĩnh mạch chậm 2g-4g / ngày hoặc pha dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch nếu phải dùng liều cao hơn).
- An thần kinh: Seduxen 5mg x 1- 02 viên / ngày(uống)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh