Phương pháp dạy con time-out

Nghĩa gốc của nó là thông qua cách nào đó để những đứa trẻ bình tĩnh lại, suy nghĩ về hành vi của mình.

Trong rất nhiều năm, đây là một cách mà các phụ huynh thường xuyên sử dụng để giáo dục trẻ.

Tuy nhiên, một bài viết mới đây trên tạp chí Time cho rằng mệnh lệnh "time-out" của phụ huynh sẽ làm tổn thương về mặt tình cảm những đứa trẻ, có hại với sự phát triển não bộ của chúng.

Vì vậy, chúng ta cần phải nhận thức rõ những điều dưới đây để sử dụng hợp lý kiểu giáo dục này.

1. Những hành động lặp đi lặp lại mới có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

Vì vậy, không nên coi time-out là phương pháp đầu tiên và duy nhất để dạy dỗ những đứa trẻ.

Trước tiên, bạn cần xác định rõ mục đích bạn bắt những đứa trẻ đứng phạt là gì. Sau khi hiểu rõ điều này, bạn tìm một vài phương pháp khác để có nhiều lựa chọn.

 

2. Khi bạn phạt những đứa trẻ đứng góc, bạn cần ghi nhớ những điều sau

Phạt đứng mặc dù gọi là phạt nhưng mục đích không phải là trừng phạt những đứa trẻ mà để những đứa trẻ bình tĩnh trong hoàn cảnh đó.

Tuy nhiên, có người cho rằng những đứa trẻ 3 tuổi chưa đủ nhận thức để khiến bản thân bình tĩnh. Vì vậy, để chúng đứng trong một góc, "cô lập" chúng là để truyền tải một thông điệp như sau: Chỉ khi bạn làm tốt bạn mới được cha mẹ yêu thương.

 

3. Time-out là vì những đứa trẻ hay vì phụ huynh?

Chuyên gia cho rằng trong rất nhiều trường hợp, time-out mang đến lợi ích cho phụ huynh không ít hơn những đứa trẻ.

Đôi lúc, sau khi bạn đã làm đủ mọi cách (hối lộ, uy hiếp, làm lơ), bạn cảm thấy mình sắp điên mất rồi. Lúc này bạn chỉ còn hai công cụ: một là hét vào mặt những đứa trẻ, hai là time-out.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top