I. ĐẠI CƯƠNG
- Thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi
- Đó là quá trình thoái hóa tự nhiên và thường có triệu chứng
- Những trường hợp có triệu chứng thường hỗn hợp 3 dạng:
+ Đau cổ
+ Đau rễ thần kinh chi trên
+ Bệnh lý tủy cổ
- Quá trình thoái hóa trong đĩa đệm cổ dẫn đến mất độ cao của đĩa đệm
- Những gai xương, đĩa đệm lồi ra sau khi chèm ép tủy sống và lỗ ghép
- Làm giảm không gian của tủy và rễ thần kinh
II. CHUẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng: đau cổ, bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý tủy cổ
2. Hình ảnh:
- XQ cột sống cổ: đánh giá gai xương, chiều cao đĩa đệm, độ cong ưỡn
- CT scaner cột sống cổ
- Cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ
II . CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT VI PHẪU
- Đau theo rễ lập đi lập lại nhiều không đáp ứng điều trị nội khoa
- Dấu hiệu lâm sàng phải phù hợp với hình ảnh học
- Dấu khiếm khuyết thần kinh tiến triển
- Dấu thần kinh với đau rễ tăng
IV. KỸ THUẬT VI PHẪU
Phẫu thật lấy đĩa đệm và hàn xương nối trước(ACDF)
- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, cổ ưỡn tối đa, nghiêng phải hoặc trái tùy thuộc vào thói quen của phẫu thuật viên.
- Vô cảm: Mê nội khí quản
- Rạch da theo đường cổ bên
- Bộc lộ vào thân đốt sống
- Kiểm tra xem đúng đĩa thoát vị dưới C-ARM
- Tiến hành lấy nhân thoát vị đĩa đệm
- Khoang đĩa đệm có thể thay thế bằng xương mào chậu hoặc vật liệu nhân tạo
- Nẹp vis đốt sống trên và cuối của nhân thoát vị
- Đóng cân - cơ – da
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh