Xem lại: Tổng quan về suy thận mạn
1. Lọc màng bụng
Chỉ định:
- Suy thận cấp
- Suy thận mạn
- Ngộ độc cấp đặc biệt là do Barbiturat
Chống chỉ định:
- Viêm phúc mạc có dính
- Chấn thương chảy máu ổ bụng
- Sẹo mổ cũ vùng bụng ảnh hưởng nhiều đến phúc mạc
- Bệnh thận đa nang, thận quá
- Tình trạng thần kinh không tỉnh táo
- Suy tim suy hô hấp nặng
2.Thận nhân tạo
Dùng máy thận nhân tạo và màng lọc nhân tạo cùng các dụng cụ tiêu hao đi kèm để lọc bớt nước và các sản phẩm chuyển hoá từ trong máu ra ngoài cơ thể
Vai trò của thận nhân tạo: Điều trị thay thế thận mục đích:
- Thăng bằng nước
- Thăng bằng điện giải
- Thăng bằng acid base
- Lấy bỏ chất cần thải (ure, creatinine)
- Lọc, tái hấp thu và bài tiết các chất
Có thể bạn quan tâm: BS tư vấn về thận nhân tạo
3. Ghép thận
- Ghép thận của người sống cùng huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột, họ hàng cho người bệnh một thận
- Ghép thận của người sống không có cùng huyết thống
- Ghép thận của người đã chết não
- Tất cả các kiểu ghép thận trên đều cần điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài để chống thải ghép
Biến chứng ghép thận:
- Miễn dịch: Thải ghép tối cấp- Thải ghép cấp- Thải ghép cấp- Thải ghép mạn
- Phẫu thuật: Nhiễm trùng vết mổ, rò nước tiểu, bế tắc niệu quản. Nang bạch huyết, trào ngược niệu quản, bế tắc niệu quản, sỏi niệu, xơ hóa hay hẹp động mạch thận, …
- Nội khoa: Suy thận, hoại tử ống thận cấp, thải ghép cấp, …- Suy thận tiến triển, hội chứng thận hư, thải ghép cấp, viêm bể thận, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh hồng cầu, …
Xem thêm: Xét nghiệm bệnh thận mạn
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp