✴️ Tiêu chảy kéo dài

Nội dung

1. ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chảy kéo dài (TCKD) là đợt tiêu chảy khởi đầu cấp tính & kéo dài 14 ngày.

 

2. NGUYÊN NHÂN

2.1. Nhiễm trùng:

Vi khuẩn: Shigella, Salmonella, Yersinia enterocolitica, Escherichia coli, Clostridium difficile, Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae, Mycobacterium avium complex

Virus:  rotavirus,  adenovirus,  astrovirus,  norovirus, cytomegalovirus, HIV.

Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Giardia, Entamoeba histolytica, Isospora, Strongyloides

2.2. Chế độ ăn không hợp lý:

Ăn nhiều đường, thực phẩm dinh dưỡng chứa sorbitol, mannitol, hoặc xylitol;

2.3. Kém hấp thu đường:

Bất dung nạp lactose, thiếu men sucrase-isomaltase, thiếu men lactase, bất dung nạp glucose-galactose, bất dung nạp fructose…

 

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

Tiêu chảy đợt tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài trên 14 ngày.

Dấu hiệu mất nước

Tình trạng nhiễm trùng

Tình trạng dinh dưỡng:

  • Thăm khám bụng: Chướng bụng, gõ vang, đau bụng khi thăm khám
  • Tổn thương các hệ cơ quan khác: tim mạch, hô hấp…

3.2. Cận lâm sàng

Các xét nghiệm đề nghị: Thường quy: huyết đồ, soi cấy phân.

Các xét nghiệm khác: tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng

  • Bệnh cảnh nặng, nhiễm trùng, mất nước: điện giải đồ, protit máu, albumin máu, đường huyết, chức năng gan thận, CRP, khí máu động mạch, cấy máu, tổng phân tích nước tiểu
  • Nghi bệnh lý miễn dịch: VS, điện di đạm, pANCA, ASCA, nội soi, giải phẫu bệnh mẫu sinh thiết…
  • Nghi kém tiêu hóa: lượng đạm, mỡ trong phân
  • Suy kiệt, tiền căn tiếp xúc: xét nghiệm lao, HIV

3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Tiêu chảy kéo dài nặng: là tiêu chảy kéo dài kèm một trong các vấn đề sau: dấu hiệu mất nước, suy dinh dưỡng nặng, nhiễm trùng nặng, trẻ nhỏ hơn 4 tháng.

Tiêu chảy kéo dài không nặng: tiêu chảy kéo dài không có các vấn đề nêu trên.

 

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị:

Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm

Điều trị nhiễm trùng

Điều trị theo nguyên nhân

Xử lý kịp thời các biến chứng.

Phục hồi dinh dưỡng

4.2. Xử trí ban đầu:

Đánh giá và bù nước theo phác đồ B hoặc C.

Bù dịch bằng ORS, một số trẻ không hấp thu được Glucose trong ORS làm tăng tiêu chảy do đó cần bù dịch bằng đường tĩnh mạch cho đến khi đáp ứng với ORS.

Một số trường hợp mất nước B kèm nôn nhiều, uống kém hoặc tốc độ thải phân cao (> 10ml/kg/giờ) cần bù nước bằng đường tĩnh mạch. Dịch được lựa chọn là Lactate Ringer, Natri Chlorua 0,9% tốc độ truyền 75ml/kg/4giờ (phác đồ B IMCI)

Điều chỉnh các rối loạn điện giải, kiềm toan nếu có

4.3. Ðiều trị đặc hiệu:

Điều trị nhiễm trùng

Không điều trị kháng sinh thường quy trong TCKD.

Phát hiện và điều trị nhiễm trùng ngoài đường tiêu hóa: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa.

Soi phân có máu: điều trị kháng sinh uống nhạy với Shigella:

  • Ciprofloxacin (trẻ 2 tháng -5 tuổi) 15 mg/kg x 2 lần/ngày.
  • Trẻ < 2tháng: Cefriaxone (IM) 100mg/kg/ x 1 lần/ngày trong 5 ngày.

Soi phân có E. hystolytica dạng dưỡng bào trong hồng cầu: Metronidazole 10mg/kg x 3lần/ngày trong 5 ngày

Phân có bào nang hoặc dưỡng bào của Giardia lamblia: Metronidazole 5mg/kg x 3lần/ngày trong 5 ngày.

Điều trị Campylobacter: Erythromycine  30-50mg/kg/ngày trong 5 – 10 ngày.

4.4. Chế độ dinh dưỡng:

Rất quan trọng với mọi trẻ TCKD. Khẩu phần cung cấp 150 kcal/kg/24h.

Trẻ < 4 tháng:

  • Bú mẹ liên tục, thường xuyên, kéo dài
  • Nếu không có sữa mẹ, uống sữa giảm hoặc không có lactose, sữa protein thủy phân.

Trẻ > 4 tháng:

  • Khuyến khích tiếp tục bú mẹ,
  • Chế độ ăn đặc biệt giảm lactose, tăng số lần (6 bữa hoặc hơn) và tổng năng lượng khoảng 150 kcal/kg/ngày
  • Nếu trẻ ăn uống kém cần nuôi ăn qua sonde dạ dày

Cung cấp vitamin và khoáng chất: bổ sung thêm vitamin và khoáng chất mỗi ngày trong 2 tuần: folate, vitamin A, đồng, kẽm, sắt, magne.

Hội chẩn dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng nặng, thất bại trong nuôi ăn (sau 7 ngày điều trị: tiêu chảy > 10 lần/ngày, xuất hiện lại dấu hiệu mất nước, không tăng cân) hoặc có chỉ định nuôi ăn qua sonde

4.5. Theo dõi mỗi ngày:

Cân nặng, thân nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy, tính chất phân.

Các dấu hiệu, biến chứng: nhiễm trùng, rối loạn nước – điện giải, kiềm toan, bụng ngoại khoa: thủng ruột…

4.6.Tiêu chuẩn xuất viện

Ăn uống khá

Trẻ tăng cân

Hết tiêu chảy

Không còn dấu hiệu nhiễm trùng, đã điều trị đủ liều kháng sinh

 

5. PHÒNG BỆNH

Cho trẻ bú sữa mẹ

Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ: Tiêm phòng đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng

Vệ sinh trong ăn uống

Xử trí tốt các trường hợp tiêu chảy cấp

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top