I. ĐẠI CƯƠNG:
Viêm phế quản mãn là bệnh đặc trưng bởi sự tạo lập đàm nhớt nhiều trong phế quản và biểu hiện ho khạc đàm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp.
Định nghĩa này dựa trên dịch tể học và ít có ý nghĩa lâm sàng vì diễn tiến lâm sàng không phải là vấn đề ho khạc đàm mà là sự xuất hiện các biến chứng, đặc biệt là sự tắc nghẽn phế quản.
Người ta phân làm 3 loại viêm phế quản mãn dựa vào bệnh sinh, điều trị và tiên lượng:
Viêm phế quản mạn đơn thuần (viêm phế quản mạn không tắc nghẽn): biểu hiện chủ yếu ở đường thở trung tâm và phế quản có phản ứng bình thường với các kích thích và có tiên lượng tốt.
VPQM tắc nghẽn dạng co thắt (dạng hen): có sự tăng phản ứng phế quản với các kích thích một cách bẩm sinh hay mắc phải.
VPQM tắc nghẽn dạng khí phế thủng: biểu hiện sự tắc nghẽn đường hô hấp ngoại biên (phế quản, tiểu phế quản < 2mm) và có tiên lượng xấu.
II. ĐIỂU TRỊ:
A. YHHĐ:
Điều trị đợt cấp của bệnh: tùy theo mức độ đợt cấp, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn hoặc điều trị tại bệnh viện. Các phương pháp điều trị đợt cấp gồm: điều trị bằng thuốc như kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, giãn cơ trơn phế quản, corticoid, long đờm... Điều trị không dùng thuốc gồm ô xy liệu pháp nếu bệnh nhân có giảm oxy máu, dinh dưỡng, hô hấp liệu pháp, dẫn lưu đờm theo tư thế.
- Điều trị dự phòng: Các phương pháp dự phòng chủ yếu trong VPQMT gồm:
+ Cai thuốc lá, thuốc lào và phòng nhiễm trùng hô hấp. Những bệnh nhân nghiện thuốc lá cần ngừng hút thuốc lá, hoặc cai thuốc nhờ tư vấn và trợ giúp của các thầy thuốc. Bệnh nhân càng cai thuốc sớm thì bệnh sẽ đến chậm hơn những người cai thuốc muộn.
+ Dự phòng nhiễm trùng hô hấp hiệu quả nhất là dùng các vắc xin. Tiêm vắc xin phòng phế cầu và phòng cúm định kì theo chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói, bụi và bệnh nhân bị nhiễm virus đường hô hấp, tránh lạnh đột ngột, vệ sinh răng miệng (xúc nước sát trùng họng, miệng) để phòng nhiễm trùng đường hô hấp trên và khi nhiễm trùng đường hô hấp trên xuất hiện phải điều trị ngay.
+ Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh phối hợp (tiểu đường, tăng huyết áp .v.v.). Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất đạm, giàu vitamin A, D, E và chất khoáng (hoa quả, rau xanh …). Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc từ thảo dược như cây Lá hen, hỗ trợ rất tốt cho các bệnh hô hấp mạn tính.+ Có chế độ nghỉ ngơi kết hợp với phương pháp vật lí trị liệu (hô hấp liệu pháp), thể dục rèn luyện thể lực hợp lí theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Dùng kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo cho bệnh nhân VPQMT.
B. YHCT:
1. Thể đàm thấp:
- Tc: Người bệnh ho và khạc đờm nhiều, tính chất của đơm trắng dính, có thể loãng hay vón cục. Toàn thân thì tinh thần mệt mỏi, ngực bụng có cảm giác đày tức ăn kém. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoãn
- Pháp chữa: Kiện vận tỳ vị và táo thấp hóa đàm. (Trong đợt cấp lấy táo thấp hóa đàm làm chủ, ngoài đợt cấp lấy kiện vận tỳ vị làm chủ).
Bài thuốc: Bình vị tán gia giảm (táo thấp hóa đàm)
Thương truật 12g |
Cam thảo 04g |
Hậu phác 08g |
Sinh khương 3 lát |
Trần bì 08g |
Đại táo 3 quả |
Gia ngưu bàng tử, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g
Lục quân tử thang (kiện vận tỳ yị)
Đảng sâm 12g |
Cam thảo 04g |
Bạch truật 12g |
Trần bì 08g |
Phục linh 12g |
Bán hạ chế 08g |
2. Thể thủy ẩm hay hàn ẩm :
- Tc: Người bệnh ho và khó thở hay tái phát thường xuyên, đặc biệt là trời lạnh thì ho tăng lên và khạc ra nhiều đờm loãng trong. Có khi người bệnh khó thở nhiều, phải nằm đầu gối cao mới dễ thở hơn, toàn thân thì người sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược .
- Pháp điều trị: Ôn phế, hóa đàm
- Bài thuốc: Tiểu thanh long thang gia giảm
Mahoàng4-12g |
Bánhạchếl2g |
Can khương 4-8g |
Bạch thược 12g |
Tế tân 4-6g |
Quế chi 4-8g |
Ngũ vị tử 4-8g |
Cam thảo 4g |
Nếu người bệnh ho nhiều gia thêm tử uyển 12g, khoản đông hoa 8g, đờm lọc xọc gia đình lịch tử 12g .
III. PHÒNG BỆNH:
Viêm phế quản mạn là một bệnh mạn tính, mà nguyên nhân hàng đầu do khói thuốc lá, thuốc lào. Bệnh không khỏi được hoàn toàn nhưng chúng ta có thể điều trị bệnh ổn định, làm giảm được sự tiến triển của bệnh cũng như dự phòng được đợt cấp và biến chứng của bệnh.Việc hiểu biết các nguyên nhân, loại bỏ nguyên nhân, tuân thủ các chỉ định điều trị của thầy thuốc kết hợp với việc thực hiện các biện pháp dự phòng theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa là những điểm chính bệnh nhân cần thực hiện. Hàng năm bệnh nhân phải đi khám sức khỏe định kì, khi có biểu hiện của đợt cấp cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên khoa và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh