1. Đại cương :
- Viêm tủy ngang cấp là thể lâm sàng thường gặp nhất của viêm tủy cấp. Trong thực tế lâm sàng thường gặp viêm tủy ngang ở đoạn tủy phình thắt lưng, đoạn tủy ngực, rất ít khi gặp đoạn tủy cổ.
- Nguyên nhân chủ yếu tiên phát do virus hoặc thứ phát sau cúm , sởi …
2. Chẩn đoán:
2.1. Lâm sàng:
- Hội chứng nhiễm khuẩn:
+ Khởi phát sốt cao, kèm theo đau các dây thần kinh ở khu vực bị viêm, đau lan theo khoanh đoạn da do các khoanh tủy đó chi phối.
+ Một số trường hợp khởi phát bằng hội chứng nhiễm khuẩn ở cơ quan khác như: viêm phổi không điển hình , xuất hiện ở bệnh nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm khác (Viêm gan, quai bị , sởi ) ,hoặc các bệnh như Lupus ban đỏ hệ thống.
Bệnh có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc sau một tuần.
- Hội chứng thần kinh khu trú :
+ Giai đoạn choáng tủy :
+ Giai đoạn tự động tủy :
2.2. Cận lâm sàng:
- Dịch não tủy: một số trường hợp biểu hiện tăng bạch cầu, protein.
- Xét nghiệm máu: có thể tăng tốc độ máu lắng, thay đổi công thức bạch cầu.
- Chụp cộng hưởng từ tủy sống: Có thể thấy tăng tín hiệu T2 ở vùng tổn thương và tăng khẩu kính của tủy.
3. Điều trị:
- Kháng sinh tùy theo nguyên nhân hoặc theo kháng sinh đồ.
- Corticoid : đường tiêm, dùng ngay khi có triệu chứng khởi phát, dùng liều cao (Methylpretnizolon) 1000mg truyền tĩnh mạch từ 3-5 ngày đầu, sau đó tùy thuộc tổn thương trên phim chụp cộng hưởng từ và lâm sàng để chỉnh liều.
- Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: Nivalin 2,5mg x 2- 4 ống/ ngày.
- Vitamin nhóm B tổng hợp liều cao.
- Nuôi dưỡng: Chú ý tăng đạm.
- Chống loét: đệm chống loét, lau sạch da, trở mình 1- 2 giờ một lần.
- Chống nhiễm trùng đường niệu: Nếu bí đái thì đặt sonde dẫn lưu, 2- 3 ngày rút ra cho bệnh nhân tập đi tiểu.
- Tập vận động, châm cứu, xoa bóp, điều trị vật lý trị liệu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh