Quy trình thực hiện time-out trước mổ

Nội dung

1. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU

1.1. Mục đích

- Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật nhằm đảm bảo kiểm tra đầy đủ các nội dung cần thực hiện trước, trong và sau phẫu thuật nhằm không bỏ sót các công việc cần thực hiện cho một cuộc phẫu thuật;

- Nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ và kết nối giữa các thành viên nhóm phẫu thuật trong quá trình thực hiện phẫu thuật giúp giảm thiểu các sai sót trong phẫu thuật, sai sót trong gây mê;

- Giảm thiểu số ca tai biến – biến chứng và tử vong, nâng cao chất lượng điều trị và bảo đảm an toàn cho người bệnh.

1.2. Mục tiêu về an toàn trong phẫu thuật theo hướng dẫn của WHO:

- Phẫu thuật đúng NB, đúng vị trí.

- Sử dụng đúng phương pháp để phòng ngừa biến chứng trong gây mê.

- Nhận biết, phòng ngừa biến chứng tắc nghẽn đường thở hoặc chức năng hô hấp.

- Nhận biết, phòng ngừa và chuẩn bị hiệu quả khi có nguy cơ mất máu.

- Đề phòng phản ứng dị ứng thuốc

- Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

- Ngăn ngừa bỏ sót gạc và dụng cụ phẫu thuật.

- Nhận diện chính xác & an toàn mẫu bệnh phẫm.

- Giao tiếp và trao đổi thông tin cần thiết.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng cho tất cả những trường hợp thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện.

3. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

3.1 Thuật ngữ:

- Nhóm phẫu thuật: Bao gồm các Bác sĩ phẫu thuật, Bác sĩ gây mê, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên và các nhân viên khác có liên quan đến phẫu thuật.

- Sai sót phẫu thuật là: Những sai sót xảy ra trước, trong và sau quá trình phẫu thuật. Có những sự cố xảy ra trong quá trình phẫu thuật là không tránh được, tuy nhiên theo các chuyên gia, đến hơn 50% các trường hợp sự cố là có thể phòng tránh được, bao gồm:

+ Sai sót trước phẫu thuật: Những sai sót trong phần hành chính (Sai kíp phẫu thuật, sai buồng phẫu thuật, thiếu đối chiếu bảng kiểm trước phẫu thuật, sai bệnh nhân, sai vị trí phẫu thuật…)

+ Sai sót trong phẫu thuật: Phẫu thuật viên có thể cắt sai hoặc phạm các sai sót khác.

+ Sai sót trong gây mê: Nhiều thuốc gây mê, không đúng liều, theo dõi không đúng giai đoạn, không phát hiện tai biến kịp thời…

+ Sai sót sau phẫu thuật: Biến chứng sau phẫu thuật (Chảy máu, thủng tạng, tổn thương tạng khác…); Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do thầy thuốc; Truyền sai nhóm máu….

- Sai sót phẫu thuật tại khu phẫu thuật là: Những sai sót diễn ra khi bệnh nhân đã được chuyển từ các khoa lên khu vực phẫu thuật.

3.2 Từ viết tắt:

+ ATPT                                  : An toàn phẫu thuật

+ KTV                                   : Kỹ thuật viên

4. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

4.1. Trưởng khoa  các khoa có thực hiện phẫu thuật:

- Bảo đảm tất cả nhân viên của khoa được hướng dẫn và huấn luyện thường xuyên về cách thực hiện quy trình này.

- Bảo đảm rằng tất cả những bác sĩ hợp tác và bác sĩ cộng tác được thông báo và huấn luyện về quy trình này.

- Bảo đảm bất cứ sự sai lệch nào so với quy trình này đều phải được báo cáo cho lãnh đạo khoa và Trưởng phòng KHNV, Ban giám đốc trong giờ hành chính hoặc trưởng kíp trực và trực Lãnh đạo trong giờ trực.

4.2. Điều dưỡng phòng mổ

- Bảo đảm tất cả điều dưỡng, kỹ thuật viên phòng mổ biết và được huấn luyện quy trình này.

4.3. Điều dưỡng

- ĐD khoa điều trị kiểm tra, ghi vào BẢNG KIỂM TRƯỚC PHẪU THUẬT.

- ĐD phòng mổ nhận bệnh và ghi vào SỔ NHẬN BỆNH PHẪU THUẬT

4.4. Phẫu thuật viên 

- Tham gia kiểm tra An toàn phẫu thuật.

- Tuân thủ quy trình này trong tất cả những ca phẫu thuật.

- Báo cho Trưởng khoa liên quan hoặc trưởng kíp trực nếu có bất thường về an toàn phẫu thuật

- Trưởng kíp trực báo cho trực lãnh đạo những trường hợp bất thường về an toàn phẫu thuật.

4.5. KTV gây mê

- Kiểm tra an toàn phẫu thuật, ghi hoặc đánh dấu “x” vào BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT tại phòng mổ.

- Báo cáo nếu có bất cứ khác biệt nào trong quá trình kiểm tra an toàn phẫu thuật cho phẫu thuật viên và lãnh đạo khoa trong giờ hành chính hoặc trưởng kíp trực trong giờ trực.

5.  QUY TRÌNH THỰC HIỆN

5.1. Khi nhận hồ sơ và bệnh nhân (SIGN IN), kiểm tra: KTV gây mê có trách nhiệm kiểm tra:

+ Họ, tên bệnh nhân;

+ Giới tính;

+ Tuổi;

+ Khoa điều trị;

+ Chẩn đoán;

+ Biên bản hội chẩn;

+ Giấy cam đoan phẫu thuật;

+ Bảng kiểm ATPT;

+ Các kết quả cận lâm sàng liên quan;

5.2. Ngay trước khi bắt đầu phẫu thuật (TIME OUT):

+ KTV gây mê của kíp mổ đọc to và tất cả thành viên của kíp mổ đểu phải phối hợp kiểm tra:

+ Họ - Tên bệnh nhân, tuổi;

+ Chẩn đoán trước mổ và phương pháp phẫu thuật;

+ Bộ phận, vị trí và bên phẫu thuật (đối với phẫu thuật những cơ quan đối xứng như tay, chân, thận,buồng trứng, mắt…), đánh dấu vị trí phẫu thuật nếu cần;

+ Ê kíp phẫu thuật viên;

+ Sự sẵn sàng máy móc vật tư và thuốc cần cho cuộc mổ.

5.3. Sau phẫu thuật (SIGN OUT):

+ Điều dưỡng dụng cụ xác nhận đếm đầy đủ thiết bị, gạc và dụng cụ, bệnh phẩm…ghi vào BẢNG KIỂM SAU PHẪU THUẬT

+ Phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê xác định đã kiểm tra những vấn đề chính liên quan đến hồi sức và chăm sóc hậu phẫu cho bệnh nhân. .

5.4. Nội dung bảng kiểm ATPT (Theo mẫu WHO):

5.5. Hướng dẫn thực hiện bảng kiểm ATPT

5.5.1 Hướng dẫn chung:

- Bảng kiểm được thực hiện trong 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn tiền mê.

+ Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da.

+ Giai đoạn trong suốt quá trình phẫu thuật, ngay sau khi đóng da và chuẩn bị chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ.

- Tất cả các thành viên phải phối hợp kiểm tra bằng lời nói trong từng giai đoạn.

- Đánh dấu “x” vào bảng kiểm sau khi kiểm tra đầy đủ các mục.

- Đối với giai đoạn tiền mê:

+ Trao đổi trực tiếp với người bệnh.

+ Trường hợp người bệnh không ý thức, không tỉnh táo, không nói được…: Trao đổi thông tin với người nhà người bệnh.

+ Trong trường hợp cấp cứu mà không có người nhà: cả nhóm hội ý để thống nhất thực hiện.

- Phẫu thuật viên có trách nhiệm:

+ Giám sát việc thực hiện đầy đủ bảng kiểm ATPT: không cho tiến hành các giai đoạn tiếp theo nếu chưa hoàn thành các giai đoạn trước đó.

+ Báo cáo khi có sự sai lệch, khó khăn trong việc thực hiện bảng kiểm ATPT theo quy định.

5.5.2.  Các giai đoạn thực hiện: 

6. GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA THỰC HIỆN

- Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa thực hiện việc phẫu thuật chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình này.

- Đoàn kiểm tra bệnh viện kiểm tra định kỳ theo quy định.

7. HỒ SƠ

“Bảng kiểm trước phẫu thuật” và “Bảng kiểm an toàn phẫu thuật” là một phần không thể thiếu của bệnh án phẫu thuật. Bảng kiểm này được dán vào trước Phiếu phẫu thuật, thủ thuật và được lưu trữ theo quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.

 

Mẫu bảng kiểm an toàn trước mổ

 

return to top