Sự cố y khoa là gì? Phân loại sự cố y khoa

Nội dung

1. Sự cố y khoa là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2018/TT-BYT:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh.”

Như vậy, sự cố y khoa là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị không phải do bệnh lý hoặc cợ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

 

2. Các sự cố y khoa thường gặp

  • Chẩn đoán sai
  • Chỉ định sai, chỉ định chậm
  • Kê đơn sai
  • Trang thiết bị hỏng
  • Nhầm NB
  • Nhầm phẫu thuật (nhầm bên, nhầm phương pháp)
  • Sót gạc, dụng cụ trong vết mổ
  • Nhầm thuốc, máu
  • Kết quả xét nghiệm sai
  • Bệnh phẩm sai quy cách
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện
  • NB ngã
  • NB tự sát
  • Trao nhầm con
  • Bắt cóc trẻ em
  • Tiêm nhầm vắc xin
  • Môi trường (Cháy nổ, rơi vỡ, quạt, điện giật…)
  • Nhầm viện phí
  • Bạo hành cán bộ y tế
  • Lạm dụng tình dục

 

3. Tiêu chí xác định sự cố y khoa là gì?

Tiêu chí xác định sự cố y khoa được sử dụng trong các nghiên cứu của Mỹ và các nước gồm:

  • Sự cố nằm trong danh mục các sự cố nghiêm trọng phải báo cáo theo quy định của Mỹ.
  • Sự cố trong danh mục bị cơ quan BHYT từ chối trả chi phí ở mức cao.
  • Sự cố dẫn đến gây hậu quả cho người bệnh từ 1 trong 4 mức độ sau đây: Người bệnh phải kéo dài ngày nằm viện, gây tổn thương sức khỏe vĩnh viễn cho người bệnh, Người bệnh phải can thiệp cấp cứu và người bệnh tử vong do sự cố y khoa.

 

4. Phân loại sự cố y khoa

– Phân loại theo tính chất chuyên môn

– Phân loại theo lỗi cá nhân và hệ thống

– Phân loại theo các yếu tố liên quan:

– Yếu tố người hành nghề

  • Yếu tố chuyên môn
  • Yếu tố môi trường chăm sóc y tế
  • Yếu tố chính sách, quản lý và điều hành

– Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nghiêm trọng đối với người bệnh

return to top