Hồng cầu sau khi phá hủy sẽ thế nào?

Hồng cầu không có nhân và các bào quan cần thiết cho sự duy trì của tế bào, vì vậy đời sống hồng cầu thường ngắn. Trong máu ngoại vi, hồng cầu sống khoảng 120 ngày. Các hồng cầu già bị thực bào và phá hủy ở gan, lách và tủy xương. Mỗi ngày có khoảng 230 tỷ hồng cầu bị phá hủy mỗi ngày.

Mỗi phân tử Hb gồm một phân tử globin( gồm 4 chuỗi polypeptid) và nhân hem.

Khi hồng cầu bị tiêu hủy, Hb bị phá vỡ các thành phần của chúng được tái tuần hoàn và sử dụng lại trong cơ thể.

- Các chuỗi peptid phân giải thành các acid amin, có thể được dùng để tổng hợp protein trong các tế bào khác

- Phần hem: được giải phóng thành sắt (Fe3+) và biliverdin

+ Sắt được giải phóng vào huyết tương, được transferin vận chuyển đến các kho dự trữ hoặc đến tủy xương để tạo hồng cầu mới.

+ Biliverdin bị khử thành bilirubin và được giải phóng vào huyết tương rồi vận chuyển đến gan.

- Vận chuyển Bilirubin

  • Bilirubin mới được tạo ra được gọi là Bilirubin gián tiếp (dạng tự do, không liên hợp)
  • Bilirubin gián tiếp (Bilirubin GT)
  • Không tan trong nước => Không đào thải qua thận => Không bao giờ xuất hiện trong nước tiểu
  • Gắn kết với albumnin huyết tương để di chuyển trong máu (1 phân tử albumin gắn được 2 phân tử Bil GT)

- Chuyển hóa Bilirubin

  • Thu nạp Bilirubin
  • Tại màng tế bào gan có các protein Y và Z (được gọi là các ligandine) giúp đưa Bilirubin GT vào bên trong lười nội bào tương của tế bào gan
  • Liên hợp
  • Sau khi được thu nạp, Bilirubin GT được liên hợp với acid glucuronic, dưới tác dụng của men Glucuronyl transferase => trở thành Bilirubin trực tiếp (dạng liên hợp) và có thể hòa tan được trong nước

- Bài tiết:

  • Bilirubin trực tiếp (Bilirubin TT) được vận chuyển đến màng tế bào gan phía tiếp giáp đường mật => được bài tiết chủ động theo dịch mật xuống ruột non
  • Chuyển hóa tại ruột
  • Bilirubin TT không được tái hấp thu tại ruột. Dưới tác động của vi khuẩn đường ruột tại ruột già, Bilirubin TT được chuyển hóa thành Urobilinogen không màu
  • Urobilinogen tiếp tục diễn tiến theo 3 hướng
  • Hấp thu vào tĩnh mạch cửa về gan, được gan thu nhận và bài tiết vào lại đường mật => xuống ruột (chu trình gan ruột)
  • Hấp thu vào TM cửa vào tuần hoàn chung => đến thận và được thải ra nước tiểu. Urobilinogen bị oxy hóa thành Urobilin tạo màu vàng cho nước tiểu.

=> Nước tiểu bình thường có sự hiện diện của Urobilinogen với số lượng rất ít

Phần lớn Urobilinogen tiếp tục tồn tại trong lòng ruột => được chuyển hóa thành Stercobilinogen rồi Stercobilin tạo màu vàng cho phân

Bilirubin rất độc với hệ thần kinh. Khi bị tích lũy trong cơ thể nó có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh. Tăng biliribin trong máu gây vàng da, vàng mắt và niêm mạc. Tăng bilirubin trong máu hay gặp ở trẻ sơ sinh do một số hồng cầu bị vỡ giải phóng bilirubin trong khi gan của đứa trẻ chưa đủ bài xuất bilirubin thông qua phản ứng kết hợp với acid glucuronic.

"**Rất may bilirubin là một sắc tố nhạy cảm với ánh sáng và bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng có bước sóng gần tia cực tím. Vì thế trẻ bị vàng da sơ sinh khi tiếp xúc với ánh ánh có bước sóng thích hợp trong lồng kính, bilirubin được giữ lại ở nồng độ thấp cho đến khi gan của đứa trẻ đủ khả năng bài xuất bilirubin**"

return to top