Phẫu thuật nhầm vị trí, nhầm người, nhầm loại phẩu thuật chiếm 12,8% các tình huống có hại (tức 470 trường hợp riêng lẻ) do tổ chức Joint Commission thu thập và nghiên cứu. Nội dung này sẽ giúp mọi người như sau:
- Quy trình xác định vị trí trước khi mổ
- Đánh dấu vị trí mổ
- Kiểm tra lần cuối trước khi mổ
Quy trình xác định vị trí trước khi mổ:
Trước khi mổ cần kiểm tra xem có đúng bệnh nhân, đúng loại phẫu thuật và đúng vị trí phẩu thuật hay chưa:
Vào thời điểm lên lịch mổ
Vào thời điểm bệnh nhân nhập viện
Vào bất kỳ thời điểm nào khi có chuyển giao trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân từ nhân viên này sang nhân viên kia
Với sự tham gia của bệnh nhân tỉnh táo/ nhận thức được nếu có thể
Trước khi bệnh nhân rời khỏi phòng tiền phẩu hoặc trước khi được chuyển vào phòng mổ
Danh mục những việc cần làm trước mổ là vô cùng thiết thực để đảm bảo sự đầy đủ sẵn sang và hãy kiểm tra những chi tiết sau khi bắt đầu phẫu thuật:
+ Các tài liệu và hồ sơ có liên quan (vd: tiền sử và bệnh tạm thời, các mẫu chấp nhận đồng ý phẫu thuật)
+ Các phim, hình ảnh có nhãn và đã được sắp xếp
+ Các loại implant hoặc vật liệu cắm ghép cần thiết cho cuộc mổ
Đánh dấu các vị trí mổ:
- Nét đánh dấu phải được vẽ gần vị trí hay ngay tại vị trí rạch da. Không được đánh dấu những vị trí không mổ nếu như không thực sự cần thiết cho việc chăm sóc
- Nếu đánh dấu phải dễ hiểu ( vd: sử dụng những chữ cái đầu, nguyên chữ “Yes” hoặc đường thẳng để thể hiện vị trí vết rạch da dự kiến, hãy cân nhắc khi sử dụng chữ “X” vì nó không rõ ràng và gây hiểu lầm)
- Đường đánh dấu phải hiện rõ ngay sau khi được chuẩn bị hoặc che chắn bằng vải phủ
- Loại mực vẽ phải đảm bảo hiện rõ ngay sao khi bệnh nhân được chuẩn bị xong. Loại dụng cụ có dán bằng keo dính không nên sử dụng một phương tiện duy nhất để đánh dấu vị trí mổ
- Phương pháp đánh dấu và loại mực đánh dấu/ bút đánh dấu phải thống nhất trong toàn bệnh viện
- Tối thiểu tất cả những ca mổ ở những bộ phận cơ thể có cặp hoặc những bộ phận cơ thể có nhiều (ngón tay, ngón chân, vết thương tổn…) hoặc các bộ phận có nhiều đốt (cột sống) đều phải được đánh dấu
- Người thực hiện phẩu thuật là người đánh dấu vị trí rạch da
- Việc đánh dấu phải được thực hiện với sự tham gia của bệnh nhân khi bệnh nhân còn tỉnh táo và nhận thức được, nếu có thể
- Phải xác nhận lại vi trí được đánh dấu trong lần kiểm tra cuối
- Phải có một quy trình dành cho những bệnh nhân từ chối đánh dấu phẩu thuật
Sau đây là những loại trừ không cần đánh dấu phẩu thuật:
- Phẩu thuật những bộ phận trên cơ thể chỉ có một (mổ đẻ, mổ tim)
- Những loại can thiệp mà vật dụng/catheter được đưa vào trong cơ thể nhưng ta không biết trước được vị trí sẽ đưa catheter vào (ví dụ: đặt catheter tim mạch)
- Những vết thương, tổn thương cho thấy rất rõ vị trị cần rạch da (nếu nhiều vết thương, nhiều vị trí nhưng ta chỉ điều trị một vài vị trí thì việc quyết định vết thương cần được điều trị cần được xác định rõ trước khi thực hiện thủ thuật và các vị trí cần điều trị phải được đánh dấu ngay sau khi có quyết định)
- Trong các tình huống khẩn cấp, khi bác sĩ thực hiện thủ thuật thường xuyên có mặt cùng với bệnh nhân từ lúc có quyết định điều trị đến lúc thực hiện thủ thuật
- Những trường hợp liên quan đến răng, phải kêu tên của răng cần phẩu thuật trên hồ sơ hoặc đánh dấu răng cần phẩu thuật trên sơ đồ hai hàm răng
Kiểm tra lần cuối trước khi mổ:
- Công việc này được thực hiện tại nơi mà thủ thuật sẽ thực hiện, ngay trước khi bắt đầu thủ thuật. Việc kiểm tra này được thực hiện với sự tham gia của cả ê kíp phẩu thuật, sử dụng cách gia tiếp chủ động, được ghi lại tóm tắt trên hồ sơ, giồng như danh mục các nội dung cần kiểm tra (bệnh viện phải phát triển loại và số lượng tài liệu) bao gồm các nội dung sau:
+ Nhận dạng đúng bệnh nhân
+ Đúng bên và đúng vị trí
+ Đã có chấp nhận đồng ý phẩu thuật
+ Bệnh nhân đã đặt đúng tư thế
+ Các thiết bị vật liệu cắp ghép đã sẵn sang, các yêu cầu đặc biệt đã được đáp ứng
- Bệnh viện phải có quy trình các hệ thống hài hòa sự khác biệt trong các phản hồi của nhân viên khi thực hiện kiểm tra lần cuối
Sau đây là những quy trình áp dụng cho các cơ sở y tế không có phòng phẩu thuật (bao gồm những thủ thuật tại giường):
- Việc đánh dấu phải được thực hiện cho bất kỳ loại thủ thuật nào có liên quan đến bộ phận có 2 bên, có ngón tay, ngón chân, răng hoặc các bộ phận có nhiều đốt
- Kiểm tra và đánh dấu vị trí và quy trình kiểm tra lần cuối cần phải được thống nhất trong toàn bệnh viện bao gồm cả phòng mổ và các phòng ban khác khi các thủ thuật xâm lấn được thực hiện
- Ngoại lệ là những trường hợp khi thực hiện thủ thuật liên tục có mặt cùng với bệnh nhân từ khi có quyết định điều trị và chấp thuận của bệnh nhân với phương pháp điều trị, khi đó không cần đánh dấu phẫu thuật. Tuy nhiên quy định về kiểm tra lần cuối vẫn được áp dụng. Nếu chỉ có một người duy nhất thực hiện thủ thuật vẫn cần ngưng một khoảng thời gian ngắn để có thể kiểm tra xem đúng bệnh nhân, đúng loại thủ thuật và đúng vị trí hay không.
SỔ TAY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH của JCI
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh