Nước bọt giúp bạn nếm được hương vị và tiêu hóa những gì bạn ăn hoặc uống. Nước bọt rửa trôi những vụn thức ăn bám ở răng và giảm lượng axit gây sâu răng.
Thiếu nước bọt làm vùng da bên trong và xung quanh miệng khô và căng. Môi của bạn có thể sẽ bị nứt nẻ. Các góc miệng có thể hình thành các vết loét. Lưỡi bạn có thể cảm thấy khô và ráp. Việc này có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc nhai nuốt và nói chuyện.
Ngoài ra, khô miệng còn có thể gây nên những khó chịu khác, như:
Và dưới đây là những nguyên nhân thường gặp của khô miệng:
Hơn 400 loại thuốc hiện nay có thể gây ra khô miệng, bao gồm những thuốc không kê đơn để điều trị dị ứng và triệu chứng cảm lạnh. Thuốc kê đơn dành cho bệnh nhân cao huyết áp, thuốc điều trị bàng quang hoạt động quá độ và thuốc điều trị các vấn đề tâm lý có thể sẽ gây ra khô miệng. Chiếu xạ cũng có thể phá hủy các tuyến nước bọt, hóa trị có thể làm tuyến nước bọt dày lên và khiến miệng bạn bị khô.
Tổn thương thần kinh sau khi chấn thương đầu hoặc cổ có thể sẽ dẫn đến khô miệng. Có một vài dây thần kinh chịu trách nhiệm truyền thông tin giữa não bộ và các tuyến nước bọt. Nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, não bộ không thể ra lệnh cho các tuyến nước bọt sản xuất ra nước bọt được nữa.
Khô miệng có thể có nguyên nhân là hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn tự miễn của các tế bào bạch cầu, khi đó các tế bào bạch cầu sẽ tấn công các tuyến nước mắt và tuyến nước bọt. Người bị tiểu đường hoặc HIV cũng có thể sẽ bị khô miệng.
Có hàng tá lý do để cai thuốc và khô miệng là một trong số đó. Hút thuốc không gây khô miệng, nhưng hút thuốc lá, xì gà, dùng tẩu thuốc hoặc các sản phẩm từ thuốc lá khác có thể làm nặng thêm tình trạng khô miệng.
Trao đổi với bác sỹ hoặc nha sỹ nếu bạn đang bị khô miệng. Nếu bạn không uống những loại thuốc gây khô miệng, thì việc khô miệng thường xuyên có thể là do hội chứng Sjogren hoặc bệnh tiểu đường.
Thiếu nước bọt có thể làm hại răng của bạn. Thường xuyên khám răng là rất cần thiết nếu bạn bị khô miệng. Chải răng và xỉa răng hàng ngày. Nếu bạn không thể chải răng sau khi ăn, hãy súc miệng. Uống từng ngụm nhỏ nước trong suốt cả ngày và dùng nước súc miệng kháng khuẩn không chứa cồn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh