Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cho đến khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Thời gian được coi là bất thường nếu dài hơn 38 ngày hoặc nếu thời gian thay đổi.
Chu kì kinh nguyệt không đều có thể có một số nguyên nhân, từ mất cân bằng nội tiết tố đến các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Dưới đây là một nguyên nhân và các triệu chứng của chúng.
Mang thai có thể gây chậm kinh hoặc chu kì kinh kéo dài. Các triệu chứng khác của thai kỳ sớm có thể bao gồm:
Nếu chậm kinh trong khoảng thời gian đã có quan hệ tình dục, có thể kiểm tra việc có mang thai hay không tại nhà bằng que thử thai hoặc gặp bác sĩ nếu cần thiết.
Nếu mang thai và xuất hiện các cơn đau nhói, đau ở vùng chậu hoặc bụng kéo dài hơn, hãy đi khám bác sĩ ngay để loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Thuốc tránh thai nội tiết tố và các dụng cụ đặt tử cung có chứa hormone có thể gây chảy máu bất thường. Thuốc tránh thai có thể gây ra chảy máu giữa kì kinh và kết quả là chu kì kinh không đều
Prolactin là một loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ. Prolactin ức chế hormone sinh sản dẫn đến chu kì kinh không đều hoặc không có chu kì kinh trong khi đang cho con bú.
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn.
Phụ nữ có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài từ 4 đến 8 năm, bắt đầu bằng những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức estrogen dao động trong thời gian này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc ngắn hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền mãn kinh bao gồm:
Nóng bừng, đổ mồ hôi đêm
Thay đổi tâm trạng, khó ngủ
Khô âm đạo
Chu kỳ không đều là dấu hiệu phổ biến nhất của PCOS. Nếu bị PCOS có thể tắt kinh và chảy máu nhiều khi có kinh nguyệt. PCOS cũng có thể gây ra:
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy 44% những người tham gia có kinh nguyệt không đều cũng bị rối loạn tuyến giáp.
Suy giáp có thể khiến chu kì kinh dài hơn, nặng hơn và tăng các cơn đau bụng kinh, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm với lạnh và tăng cân.
Nồng độ hormone tuyến giáp cao trong cường giáp có thể khiến chu kì kinh ngắn hơn, nhẹ hơn kèm theo các triệu chứng giảm cân đột ngột, lo lắng và hồi hộp, tim đập nhanh.
Ngoài ra, sưng ở dưới cổ là một dấu hiệu phổ biến khác của rối loạn tuyến giáp.
U xơ là khối u cơ phát triển trong thành tử cung. Hầu hết các khối u xơ là lành tính có thể có kích thước từ nhỏ như hạt đậu đến kích thước của quả bưởi. U xơ có thể khiến phụ nữ cảm thấy đau đơn mỗi khi tới kì kinh, mất máu nhiều có thể gây thiếu máu. Ngoài ra có các triệu chứng như: đau vùng chậu, cảm giác chèn ép, đau thắt lưng, chân, đau khi quan hệ…
Hầu hết các u xơ không cần điều trị và các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) và bổ sung sắt nếu bạn bị thiếu máu. Trường hợp u xơ lớn có thể cần phải phẫu thuật.
Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khoảng 10% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là tình trạng khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung gây ra suy nhược, đau bụng kinh, kéo dài chu kì kinh và mất máu nhiều trong chu kì kinh nguyệt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Đau dạ dày, nhu động ruột
Đau trong và sau khi giao hợp
Khô âm đạo
Phẫu thuật thăm dò là cách duy nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Hiện tại không có cách chữa trị cho tình trạng này, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc hoặc liệu pháp hormone.
Nghiên cứu cho thấy rằng thừa cân ảnh hưởng đến mức độ hormone và insulin, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng cân nhanh cũng có thể gây ra bất thường kinh nguyệt. Tăng cân và chu kỳ không đều là những dấu hiệu phổ biến của buồng trứng đa nang và suy giáp, vì vậy cần thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị chính xác.
Giảm cân quá mức hoặc quá nhanh chóng có thể gây trễ kinh. Việc không cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể có thể cản trở việc sản xuất các hormone cần thiết cho sự rụng trứng.
Một người bị xem là thiếu cân nếu có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn 18,5. Trễ kinh thường có thể đi kèm với cảm giác mệt mỏi, đau đầu và rụng tóc.
Gặp bác sĩ nếu: thiếu cân, tụt cân không kiểm soát, rối loạn ăn uống.
Tập thể dục cường độ cao hoặc quá mức có ảnh hưởng đến các hormone chi phối chu kì kinh nguyệt.
Các vận động viên nữ và phụ nữ tham gia tập luyện chuyên sâu và các hoạt động thể chất, thường bị vô kinh, tắt kinh hoặc chậm kinh. Tập luyện khoa học và bổ sung năng lượng phù hợp có thể giúp khôi phục lại chu kì kinh.
Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bằng cách tạm thời can thiệp vào phần não kiểm soát các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ trở lại bình thường sau khi những căng thẳng qua đi.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:
Liệu pháp thay thế hormone
Chất làm loãng máu
Thuốc tuyến giáp, động kinh, chống trầm cảm, hóa trị
Aspirin và ibuprofen
Ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, như đau bụng, mất nhiều máu. Chảy máu trong hoặc sau khi giao hợp và xuất tiết bất thường có thể là những dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh ung thư.
Triệu chứng này còn được gây ra bởi nhiều vấn đề khác, vì vậy cần có sự thăm khám và chẩn đoán kịp thời, hãy đến gặp bác sĩ nếu:
Mất kinh hơn 3 tháng và không có thai
Kinh nguyệt trở nên bất thường
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
Cần nhiều hơn một băng thấm vệ sinh mỗi 1-2h
Đau dữ dội
Kinh nguyệt cách nhau dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày
Xuất hiện chảy máu giữa các chu kì
Các triệu chứng khác, chẳng hạn như xuất tiết bất thường hoặc sốt.
Xem thêm: Sinh lý chu kì kinh nguyệt và cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh