✴️ Đau khớp háng khi mang thai những biến chứng nguy hiểm

Nội dung

1. Đau khớp háng khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Đau khớp háng khi mang thai do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến các nguyên nhân như:

– Việc đứng lên ngồi xuống của thai phụ và việc thai nhi thúc xuống, cử động mạnh làm cho tử cung có những cơn co nhẹ.

Đau khớp háng khi mang thai là triệu chứng thường gặp

Đau khớp háng khi mang thai là triệu chứng thường gặp

–  Phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi lớn về nội tiết. Sự thay đổi nội tiết của thai phụ khi mang thai làm các dây chằng của khớp háng mềm ra để xương chậu giãn thêm chuẩn bị cho sự ra đời của em bé, từ đó gây đau nhức.

– Trong quá trình mang thai, dạ con được cố định vị trí trong tiểu khung nhờ hệ thống giữ cho nó đứng yên tại chỗ. Trong hệ thống đó, các dậy chằng nối từ vùng trên dạ con đến thành chậu hông, mang thai khiến dạ con to ra, các dây chằng bị kéo căng nên khi thai phụ đi lại, vận động mạnh thường xảy ra đau nhức.

–   Thiếu canxi có thể là nguyên nhân gây đau khớp háng. Bởi khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể mẹ bầu có thể bị huy động để tạo và nuôi dưỡng thai nhi.

– Tăng cân khi mang thai khiến trọng lượng thai phụ tăng lên gây áp lực lớn lên các cơ, khớp của cơ thể gây đau mỏi xương khớp.

2. Khắc phục triệu chứng đau khớp háng khi mang thai

Thực tế đau khớp háng khi mang thai không phải triệu chứng nguy hiểm đối với các bà bầu tuy nhiên cơn đau và cảm giác mệt mỏi rất khó chịu chính là điều mà các mẹ bầu lo lắng. Theo các bác sĩ có một số vấn đề sau giúp giảm thiểu tình trạng này:

Tăng cường tập luyện vùng bụng và hông chậu bằng cách đi bộ, tập yoga với những bài tập nhẹ nhàng phù hợp.

Massage giảm triệu chứng đau khớp háng

Massage giảm triệu chứng đau khớp háng

– Thả lỏng người để các cơ được thư giãn. Mẹ có thể làm bất cứ điều gì khiến mẹ cảm thấy được thả lỏng như mặc quần áo rộng rãi, luyện tập nhẹ nhàng, massge, tắm nước ấm…

– Nếu bắt buộc phải làm việc, vận động thì chị em nên dùng đai nâng đỡ bụng bầu và cố định phần nào khớp xương chậu.

– Thai phụ cần ngồi đúng tư thế để tránh các tổn thương lên khớp xương. Tránh ngồi xổm, tránh kéo mạnh vì những động tác này khiến cho khớp háng chịu thêm nhiều áp lực.

– Khi bị đau, mẹ bầu có thể chườm túi hoặc khăn ấm lên vùng bị đau nhức để có thể giảm nhanh cơn đau.

– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie,…

– Đi giày đế thấp.

– Uống đủ sữa và nếu cần, mẹ bầu có thể bổ sung thêm viên canxi theo chỉ định của bác sĩ

– Cuối cùng, nếu cơn đau vượt ra khỏi sự chịu đựng, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cách hỗ trợ điều trị hiệu quả tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top