Đau xương mu có thể xuất hiện trong suốt thời gian mang thai. Có trường hợp thai phụ bị đau xương mu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa nhưng cũng có nhiều trường hợp bị đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
Vào những tuần cuối của thai kỳ, ngôi thai thuận, thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn, cơ thể tiết ra một hóc môn relaxin, progesterone làm các khớp vùng khung chậu bắt đầu giãn nở nhiều hơn. Chính vì vậy mà mẹ bầu sẽ thấy mình dễ bị ê mỏi, đau, tức ở vùng khung chậu và xương mu.
Bên cạnh việc thai nhi đã quay đầu xuống thấp thì mẹ bầu đau xương mu ở tam cá nguyệt thứ 3 còn có thể do mẹ thiếu canxi. Việc thiếu canxi trong thời gian mang thai khá phổ biến ở các mẹ, điều này khiến khớp xương trở nên yếu và dễ bị nhức mỏi. Thai nhi quay đầu sẽ khiến những cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Nhiều trường hợp đau tới khi chuyển dạ.
Nếu mẹ có tiền sử mắc hai bệnh này cũng dễ bị đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối. Khi cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nghiêm trọng, làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống. Điều này khiến mẹ bầu thường bị đau lưng và đau xương mu.
Những tuần thai cuối, thai nhi phát triển to và chuẩn bị chào đời, việc mẹ bầu vận động mạnh sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực cao sẽ gây đau. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau ở háng, lưng, bẹn, hông. Vì thế mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại, vận động mạnh.
Đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ thường được biểu hiện bằng tình trạng:
Đau xương mu, đau lưng và xương khớp khi ở giai đoạn cuối thai kỳ mặc dù không nguy hiểm tới mẹ và bé nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, mẹ bầu nên áp dụng các cách sau đây để giảm đau hiệu quả.
Mẹ bầu cần thăm khám, kiểm tra thai kỳ đều đặn đặc biệt là những tháng cuối. Lắng nghe cơ thể và nhập viện ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh