1. Đau dạ dày tiêu chảy là gì?
Đau dạ dày là sự xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc liên tục ở vùng thượng vị. Nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày là do lớp niêm mạc dạ dày của bạn đã bị tổn thương.
Ở dạng đau dạ dày tiêu chảy bạn không chỉ bị đau bụng mà còn kèm theo các biểu hiện như đầy bụng, chán ăn, nôn trớ thức ăn,… Lúc này dạ dày đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Bởi vậy không thể làm cho thức ăn nạp vào cơ thể mềm đi và phân hủy hoàn toàn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến áp lực lên đại tràng và tá tràng tăng. Từ đó dẫn đến rối loạn đường ruột và gây ra hiện tượng đau dạ dày đi ngoài ra nước.
2. Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày tiêu chảy
Một số nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở người bệnh đau dạ dày như:
– Hội chứng ruột kích thích: Đây là nguyên nhân hàng đầu mà người bện cần hết sức chú ý. Để rồi từ đó có biện pháp điều trị tích cực.
– Thói quen ăn uống sinh hoạt thất thường: Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới dạ dày. Khi ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh thì bạn đang trực tiếp tạo điều kiện cho sự tổn thương của niêm mạc dạ dày mở rộng. Đi kèm với đó là các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng và thậm chí là tiêu chảy. Chính vì vậy, việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều đồ chua, cay, nóng,… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày đi ngoài lỏng. Vì vậy người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống để phòng tránh bệnh.
– Bệnh nhân bị viêm ruột: Dạ dày và đường ruột đều là những cơ quan trọng điểm của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, khi đường ruột bị viêm cũng gây ảnh hưởng đến bao tử. Cụ thể đó chính là những cơn đau dạ dày dữ dội kèm theo tình trạng đi ngoài phân lỏng.
– Do do bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, hội chứng zollinger-ellison,…
– Do quá căng thẳng, stress: Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày chính là bị căng thẳng, stress. Lúc này chức năng co bóp bị hạn chế do bị tạo áp lực nên thành dạ dày dẫn đến những cơn đau và tiêu chảy.
– Ngoài những nguyên nhân khách quan trên thì tình trạng đau dạ dày này cũng có thể đến từ những bệnh nền. Ví dụ như bệnh đại tràng hay cơ thể không dung nạp lactose,…
3. Triệu chứng của người bệnh đau dạ dày tiêu chảy
Người bệnh đau dạ dày có kèm theo tiêu chảy có những triệu chứng để nhận biết như:
– Chắc chắn người bệnh sẽ bị đi ngoài, với tần suất từ 1 – 2 lần/ ngày với người bị nhẹ. Còn nặng hơn thì có thể là 3 – 5 lần, nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh mất nước rất nguy hiểm.
– Cơn đau sẽ tập trung đau nhiều ở vùng thượng vị đó là dưới phần ức một tẹo và trên rốn.
– Cơn đau thường xuất hiện khoảng 60 phút sau khi ăn, nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo,… thì có thể đi ngoài luôn hoặc ngay sau khi vừa ăn. Những cơn đau của bệnh sẽ thường xuất hiện vào buổi sáng sớm.
– Phân lỏng, nát và nhiều nước nhưng có mùi hôi.
– Một số triệu chứng đi kèm như: đầy bụng, ợ chua, buồn nôn,…
4. Đau dạ dày tiêu chảy có nguy hiểm không?
Đau dạ dày vẫn luôn là mối lo lắng của rất nhiều người mắc bệnh. Khi bạn xuất hiện những triệu chứng ở trên thì cần đi khám để có biện pháp chữa trị kịp thời. Các bạn không nên để lâu khi bệnh đã trở nặng. Bởi vì sẽ có những biến chứng bệnh nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được. Ví dụ như:
– Chảy máu đường tiêu hóa.
– Suy nhược cơ thể, luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
– Sút cân nhanh chóng.
– Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
– Chất lượng cuộc sống giảm sút, cảm thấy khó khăn.
5. Phân biệt đau dạ dày tiêu chảy với rối loạn tiêu hóa
Hiện nay có rất nhiều người đang bị nhầm lẫn triệu chứng của đau dạ dày tiêu chảy và bị rối loạn tiêu hóa. Vì những triệu chứng của 2 căn bệnh này rất giống nhau.
6. Cách khắc phục tình trạng tiêu chảy khi bị đau dạ dày
Bạn có thể khắc phục vấn đề tiêu chảy khi bị đau dạ dày bằng 2 phương pháp dưới đây:
6.1. Thực hiện ăn uống – sinh hoạt khoa học khắc phục đau dạ dày tiêu chảy
– Bổ sung nhiều loại thực phẩm như khoai lang, gạo, thịt lợn nạc, táo, chuối,… để cung cấp khả năng cầm tiêu chảy.
– Hạn chế sử dụng nước có gas, đồ ăn nhanh, đồ ăn gia vị cay nóng, những thực phẩm không lành mạnh.
– Bổ sung nhiều nước và các loại nước ép cho cơ thể để tránh bị mất nước.
– Bổ sung nhiều lợi khuẩn từ sữa chua để đảm bảo hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường.
– Khi ăn các bạn nên nhai chậm, nuốt kỹ và có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
– Trong thời gian khi điều trị bệnh đau dạ dày các bạn cần phải ăn chín, uống sôi và cẩn trọng trong việc dùng thực phẩm sạch sẽ có nguồn gốc rõ ràng.
6.2. Sử dụng một số thuốc để điều trị đau dạ dày tiêu chảy
Nếu bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày bạn chắc chắn sẽ rất mệt mỏi do mất một lượng nước lớn. Vì vậy bạn có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ức chế triệu chứng đó lại. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng để điều trị tiêu chảy như:
– Thuốc Loperamid.
– Men tiêu hóa.
– Thuốc dioctahedral smectite.
– Thuốc oresol.
– Chấm dứt tình trạng tiêu chảy bằng cách chữa trị bệnh lý dạ dày. Một số thuốc điều trị dạ dày như: Gaviscon, Omeprazol, Phosphalugel,….
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh