Mang bầu đa thai (hay được hiểu là mang thai đôi, thai ba,...) là hiện tượng có nhiều hơn 1 thai nhi cùng phát triển trong tử cung của người mẹ. Như bạn đã biết thì một thai nhi thông thường sẽ được hình thành từ trứng của người mẹ và tinh trùng của người cha. Cụ thể, trong chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ sẽ giải phóng ra nang noãn (hay còn được hiểu là chu kỳ rụng trứng), sau đó mỗi một noãn thông thường sẽ được kết hợp với một tinh trùng (quá trình thụ tinh) và hình thành lên một phôi thai.
Đa thai được chia làm 2 dạng: Đa thai cùng noãn và đa thai khác noãn.
Những anh chị em sinh đôi, sinh ba,... có ngoại hình giống hệt nhau là do đa thai cùng noãn
Những trường hợp mang đa thai thường hiếm khi xuất hiện một cách tự nhiên mà hầu hết là do sự tác động từ ngoại cảnh vào người cha hoặc người mẹ. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể tăng khả năng đa thai.
Mẹ bầu mang thai một em bé đã cần phải quan tâm đến sức khỏe rồi nhưng nếu mang thai nhiều hơn một em bé thì lại cần được quan tâm chăm sóc hơn nữa bởi thai phụ đa thai sẽ có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn. Do vậy, mẹ bầu cần phải tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai cũng như lắng nghe những lời khuyên, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của đa thai đó là sinh non, đa thai với số lượng em bé càng nhiều thì tỷ lệ sinh non càng cao.
Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể gặp những nguy cơ như sau:
Mẹ bầu mang đa thai có nguy cơ bị tiểu đường thai sản cao hơn bình thường
Một bà bầu mang thai phải luôn giữ được một chế độ ăn cân đối, hợp lý với mỗi cơ trạng. Việc mang đa thai cũng không ngoại lệ, kết hợp ăn uống đủ chất với chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng tùy vào cơ trạng mỗi người để có được một sức khỏe tốt nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì mỗi thai nhi cần được cung cấp 300 calo mỗi ngày. Chính vì vậy, nếu mẹ bầu đa thai thì phải nhân lượng calo 300 lên với số lượng thai nhi có trong bụng mẹ (ví dụ: người mẹ mang thai đôi thì mỗi ngày phải bổ sung 600 calo). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của người mang thai và mức phát triển của thai nhi mà mẹ bầu cần bổ sung thêm hoặc bớt đi lượng calo mỗi ngày. Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa thường xuyên để được hỗ trợ tốt nhất.
Biến chứng phổ biến nhất của người mẹ mang đa thai là sinh non (hơn một nửa số cặp song sinh là sinh non và tỷ lệ này càng gia tăng đối với những ca tam thai hoặc số bào thai nhiều hơn thế). Vấn đề sinh non có thể không quá nguy hiểm đến tình hình sức khỏe người mẹ nhưng đối với thai nhi thì gặp phải khá nhiều biến chứng không mong muốn.
Thai nhi được sinh ra từ tuần thứ 32 cho đến tuần thứ 37 có thể sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như: khả năng tiêu hóa kém, rối loạn chức năng về hô hấp, rối loạn thân nhiệt,... Hơn thế nữa, đã có không ít trường hợp trẻ sinh non sẽ bị những khiếm khuyết về mặt hành vi và ý thức.
Các bà mẹ bầu nếu chuyển dạ và sinh em bé trước 32 tuần tuổi có thể sẽ không giữ được em bé. Thậm chí nếu được chăm sóc một cách cẩn thận nhất cũng khó tránh khỏi những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng vì vậy việc tuân thủ các chỉ định theo dõi sức khỏe của các bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng.
Nhiều trường hợp trẻ sinh non có khả năng bị khiếm khuyết về mặt ý thức cũng như hành vi
Tỉ lệ các em bé bị bại não vì sinh non ở người mẹ mang đa thai cao hơn gấp nhiều lần so với tình trạng người mẹ mang đơn thai.
Chính vì những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra với những mẹ bầu mang đa thai thì mỗi người mẹ, mỗi gia đình cần phải củng cố thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề sinh sản. Đặc biệt, những mẹ bầu mang đang mang đa thai phải tuân thủ nghiêm ngặt các lưu ý do bác sĩ chuyên khoa đưa ra, khám thai định kỳ theo sự tư vấn của các chuyên gia y tế, lựa chọn các cơ sở y tế uy tín,...
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh