Viêm vùng chậu là một danh từ chung chỉ nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan sinh sản nữ như tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Các đối tượng dễ bị viêm vùng chậu là trẻ em nữ độ tuổi vị thành niên và phụ nữ trẻ.
Các vi sinh vật gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae) và nhiễm Chlamydia (Chlamydia trachomatis) được cho là nguyên nhân chính dẫn đến viêm vùng chậu.
Các vi khuẩn này sẽ di chuyển từ âm đạo và tử cung và xâm nhập vào đường sinh dục trên.
Trong một số trường hợp, viêm vùng chậu không biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên tình trạng viêm nhiễm vẫn sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, đa số các ca bệnh, viêm vùng chậu thường gây đau bụng dưới dai dẳng hay đau vùng chậu với cường độ từ nhẹ đến trầm trọng. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 1 tuần sau khi bệnh khởi phát. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Nếu bạn hoặc con gái bạn gặp phải các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức, ngay cả khi trẻ chưa từng quan hệ tình dục.
Viêm vùng chậu là một căn bệnh khá khó để chẩn đoán. Không có một triệu chứng, dấu hiệu hay xét nghiệm đơn lẻ đặc hiệu nào có thể đưa ra một chẩn đoán chắc chắn đối với bệnh viêm vùng chậu.
Các bác sỹ sẽ chẩn đoán chủ yếu dựa vào kiểm tra thân thể và xét nghiệm dịch tiết âm đạo.
Đôi khi, bác sỹ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm hoặc soi ổ bụng để kiểm tra vùng bụng dưới và các cơ quan trong vùng chậu. Những phương pháp này có thể giúp phân biệt được chứng viêm vùng chậu với các bệnh cũng có các triệu chứng tương tự như đau ruột thừa, vỡ u nang nước buồng trứng hay mang thai ngoài tử cung.
Trẻ em gái độ tuổi vị thành niên mắc chứng viêm vùng chậu nên được xét nghiệm để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai, lậu cũng như nhiễm Chlamydia, viêm gan B và nhiễm HIV.
Kết hợp các kháng sinh đường uống là biện pháp điều trị chủ yếu đối với hậu hết các trường hợp bị viêm vùng chậu. Các bệnh nhân nên đi khám lại sau một vài ngày dùng thuốc để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng điều trị.
Đôi khi, bệnh nhân sẽ phải nhập viện khi các triệu chứng trở nặng hoặc cần phải sử dụng kháng sinh truyền tĩnh mạch. Bạn tình của những phụ nữ bị mắc chứng viêm vùng chậu cũng cần được xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm Chlamydia hay bệnh lậu, ngay cả khi họ không biểu hiện triệu chứng.
Liệu pháp sử dụng kháng sinh có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong hầu hết các trường hợp bị viêm vùng chậu.
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm vùng chậu cũng không nên quan hệ tình dục cho tới khi người đó và bạn tình hoàn thành liệu trình điều trị với kháng sinh.
Các biến chứng có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân đã được điều trị. Một số bạn gái bị nhiễm trùng tái phát và đau mạn tính vùng chậu. Phụ nữ mắc chứng viêm vùng chậu cũng có nguy cơ chửa ngoài tử cung cao gấp 6 lần và nguy cơ vô sinh cao hơn những phụ nữ khác do sự hình thành sẹo trong ống dẫn trứng.
Các bạn gái độ tuổi vị thành niên nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, khi vệ sinh bộ phận sinh dục cần tránh thụt rửa để phòng nguy cơ viêm nhiễm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh