✴️ Viêm cổ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa

Viêm cổ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa gặp phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của chị em mà còn gây trở ngại chức năng sinh sản ở nữ giới.

Bệnh có thể biến chứng, gây ra những căn bệnh phụ khoa phức tạp khác như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, vòi trứng hoặc tử cung,…

 

NGUYÊN NHÂN

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm cổ tử cung ở nữ giới. Trong đó, phổ biến là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn (có sẵn trong dịch âm đạo hoặc từ các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà,…); ký sinh trùng hoặc dị vật gây ra.

viem-co-tu-cung

Viêm cổ tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra

 

Các vi khuẩn này thường thâm nhập và gây bệnh ở cổ tử cung bằng cách di chuyển theo đường sinh dục. Chúng sẽ bắt đầu tấn công vào bộ phận sinh dục ngoài (âm đạo) rồi di chuyển lên phía trên cổ tử cung.

Những trường hợp sau đây được cho là yếu tố khởi nguồn gây bệnh viêm cổ tử cung ở nữ giới:

Vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục: Bộ phận sinh dục của nữ giới rất nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Vì thế, những trường hợp không thường xuyên vệ sinh vùng kín hàng ngày, trước và sau khi quan hệ tình dục, không thay quần lót thường xuyên hoặc thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tập trung và tấn công vào bên trong.

Quan hệ tình dục không an toàn: Yếu tố này làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như: lậu cầu khuẩn, xoắn khuẩn giang mai, sùi mào gà, viêm đường tiết niệu,…

Nạo hút thai: Tình trạng nạo hút thai thường gây ra những tổn thương ở cổ tử cung trong quá trình xử lý và đưa thai nhi ra ngoài bằng dụng cụ y tế. Vì thế, vùng tổn thương ở cổ tử cung sẽ dễ dàng bị vi khuẩn thâm nhập, tấn công gây viêm cổ tử cung.

Thủ thuật phụ khoa: Các thủ thuật phụ khoa diễn ra ở bộ phận sinh dục như: mổ lấy thai, xử lý vết rạch âm đạo,…cũng là yếu tố gây viêm nhiễm ở cổ tử cung. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong trường hợp, nhân viên y tế chưa vệ sinh sạch sẽ và khử trùng dụng cụ y tế trước khi làm thủ thuật.

 

TRIỆU CHỨNG

Viêm cổ tử cung do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng triệu chứng của bệnh thường có những biểu hiện chung, dễ nhận biết như:

Âm đạo tiết nhiều khí hư bất thường, khí hư có màu vàng, xanh hoặc có nhiều dịch nhày, kèm theo mủ và có mùi hôi khó chịu.

Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới. Tùy theo mức độ bệnh mà cơn đau có thể nhức nhối hoặc đau quặn, đau dữ dội. Khi quan hệ tình dục, cơn đau càng tăng lên nhiều hơn, khiến người bệnh giao hợp khó.

Âm đạo có thể xuất huyết bất thường khi chị em vận động hoặc khi sinh hoạt tình dục có hành vi quan hệ mạnh.

Tình trạng kinh nguyệt của người bệnh trở nên thất thường trong nhiều vòng kinh liên tiếp. Thời gian diễn ra một chu kỳ kinh nguyệt thường dài hơn, máu kinh có sự biến đổi về màu sắc và có thể xảy ra hiện tượng rong kinh.

viem-co-tu-cung.jpg1

Đau vùng hạ vị cũng là một trong những biểu hiện của viêm cổ tử cung

 

Ở một vài trường hợp, người bệnh có thể bị sốt, thân nhiệt từ 380C – 38,50C, cơ thể mệt mỏi, ê ẩm.

Qua thăm khám phụ khoa, cổ tử cung có biểu hiện sưng và tấy đỏ. Trường hợp viêm nhiễm nặng, cổ tử cung có thể mưng mủ và bị loét.

 

CHẨN ĐOÁN

Để xác định người bệnh có bị viêm cổ tử cung hay không, các bác sĩ cần tiến hành kiểm tra qua các bước:

Khám lâm sàng: Khám lâm sàng là cách bác sĩ tìm hiểu về bệnh sử của người bệnh thông qua những triệu chứng bất thường mà chị em nhận thấy trong khoảng thời gian gần nhất.

Soi cổ tử cung: Bác sĩ phụ khoa sử dụng kính hiển vi để nhìn trực tiếp vào cổ tử cung để phân tích và xác định mức độ viêm nhiễm ở cổ tử cung và nắm bắt tình trạng viêm nhiễm do đâu.

Chẩn đoán tình trạng bệnh, mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ

Việc hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung cần căn cứ dựa trên kết quả khám và chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử trí cụ thể. Tuy nhiên, các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm cổ tử cung được áp dụng hiện nay như sau.

– Hỗ trợ điều trị bằng thuốc: Hỗ trợ điều trị bằng thuốc dưới dạng thuốc uống hoặc đặt thuốc âm đạo đối với các trường hợp bệnh nhẹ, mức độ viêm nhiễm ở giai đoạn cấp tính.

– Hỗ trợ điều trị bằng phương pháp đốt: Phương pháp đốt sử dụng tia điện hoặc tia laser để đốt diệt vùng viêm nhiễm và tiêu diệt tận gốc các loại vi khuẩn. Đây là hai phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay và được dùng trong trường hợp viêm nhiễm nặng.

– Áp lạnh: Áp lạnh là phương pháp sử dụng khí Ni tơ lỏng, bay hơi ở nhiệt độ cực thấp (-500oC). Khí này được dẫn qua một ống kim loại chuyên dụng, áp sát vào vị trí viêm nhiễm. Ở nhiệt độ cực thấp, vi khuẩn và các tế bào bị viêm nhiễm sẽ bị đông cứng lại và chết đi. Phương pháp này được thực hiện rất nhanh chóng, chỉ mất thời gian từ 2 – 3 phút. Tuy nhiên, áp lạnh chưa phổ biến và thường tốn kém.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top