Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng cấp tính có thể từ ngoài vào hốc mũi hoặc bằng đường máu tuy nhiên trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính thường gặp là Adenovirus, cúm, sởi, bạch hầu…
Cơ chế thần kinh, phản xạ là cơ sở của viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc mũi. Viêm mũi cấp tính thường là biểu hiện phản ứng của cơ thể khi gặp lạnh nói chung hoặc lạnh tại chỗ ở mũi. Ttong một số trường hợp viêm mũi cấp tính còn gặp sau tổn thương niêm mạc mũi như: dị vật, đốt cuốn mũi,…
Ngoài ra, nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất, tác động của bụi, khói, than bụi kim loại, các loại hơi axit và một số hoá chất khác.
Viêm mũi dị ứng cấp tính thường gây thương tổn đồng thời cả 2 bên mũi. Các triệu chứng cơ bản của bệnh là: chảy mũi nhiều và ngạt mũi, những triệu chứng này có thể ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng niêm mạc mũi trước đó.
Viêm mũi cấp tính được chia thành 3 giai đoạn:
Đối với những người gặp phải tình trạng teo niêm mạc mũi, có thể không ngạt mũi hoàn toàn, thời gian của giai đoạn cấp tính ngắn hơn, mặc dù sau đó có thể tăng cảm giác khô và kích thích niêm mạc mũi trong thời gian dài. Ngược lại, người có tình trạng quá phát niêm mạc mũi thì những biểu hiện rõ ràng nhất là phù nề và xuất tiết ở niêm mạc sẽ mạnh hơn nhiều.
Viêm mũi cấp tính ở trẻ em đang bú có thể sẽ nghiêm trọng. Những tháng đầu do đặc điểm về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương, sự thính nghi với những thay đổi của môi trường bên ngoài ở trẻ kém hơn so với người trưởng thành. Hốc mũi của trẻ trong những năm đầu thường rất nhỏ, thậm chí chỉ phù nề một chút cũng dẫn tới ngạt mũi. Vì thế không những rối loạn thở mà còn khiến trẻ bú khó khăn. Trẻ gầy, hay quấy khóc, ngủ ít, hay bị sốt, viêm nhiễm có thể lan tới hàm ếch, thanh khí, phế quản và phổi. Những biến chứng này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh