Tiền liệt tuyến là một phần của hệ thống sinh sản nam, có chức năng sản xuất dịch cho tinh dịch. Tuyến nằm ở phía dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Niệu đạo (là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang qua dương vật ra ngoài) chạy xuyên qua tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt có kích thước rất nhỏ khi mới sinh và phát triển tăng gấp đôi ở tuổi dậy thì và duy trì ổn định. Thông thường, khối lượng tiền liệt tuyến ở nam giới dao động trong khoảng từ 15-25 gam.
Nếu tiền liệt tuyến tiếp tục phát triển có thể chèn ép vào niệu đạo và theo thời gian có thể làm yếu cơ bàng quang. Cơ bàng quang yếu có thể gây khó khăn để làm rỗng hoàn toàn, khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, có khoảng 50% nam giới trong độ tuổi 51-60 bị phì đại lành tính tiền liệt tuyến (BPH) và tỉ lệ này ở độ tuổi trên 80 là 90%.
Suy thận xảy ra khi thận không còn đảm bảo chức năng lọc của nó. Điều đó có nghĩa là bạn cần được lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để có thể tồn tại nếu bị suy thận giai đoạn cuối.
Những nguyên nhân phổ biến gây suy thận bao gồm đái tháo đường, một số bệnh lí tự miễn hoặc bệnh di truyền. Bệnh cao huyết áp, tổn thương thần kinh ở bàng quang và một số thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Bên cạnh đó, ung thư bàng quang, cổ tử cung hoặc ung thư đại tràng cũng có thể làm thận bị tổn thương.
Bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến việc đào thải nước tiểu khỏi cơ thể đều có thể gây suy thận. Sỏi thận hoặc cục máu đông trong ống dẫn nước tiểu có thể là nguyên nhân gây bệnh và ung thư tiền liệt tuyến hoặc BPH cũng vậy.
Các triệu chứng của BPH có thể xấu đi theo thời gian. Ở hầu hết các trường hợp nặng, BPH có thể dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương bàng quang, hoặc gây tổn thương thận. Tuy không phổ biến nhưng BPH có thể dẫn đến suy thận. Đó là lí do tại sao cần điều trị sớm BPH trước khi nó làm tổn thương thận của bạn.
Một điều hết sức may mắn đó là hầu hết những nam giới bị BPH đều không phát triển tổn thương thận hoặc suy thận.
Hầu hết những nam giới bị BPH đều phàn nàn về chứng tiểu đêm. Bệnh có thể làm bạn cảm thấy bàng quang căng đầy, mặc dù bạn vừa mới đi tiểu. Bạn có thể cảm thấy cần đi tiểu gấp nhưng tia nước tiểu lại yếu hoặc phải rặn khi đi tiểu. Tình trạng bệnh xấu hơn sẽ gây bí tiểu.
Những triệu chứng của suy thận bao gồm:
Khi bệnh tiến triển, suy thận có thể gây lẫn lộn, co giật hoặc hôn mê, đe dọa tính mạng.
Nếu việc đi tiểu đêm thường xuyên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thì đó là lúc bạn cần đến khám bác sĩ. Họ có thể ước lượng kích thước tiền liệt tuyến của bạn thông qua thăm khám trực tràng.
Nếu bạn xuất hiện máu trong nước tiểu, không thể đi tiểu hoặc phù, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Theo Mayoclinic, béo phì có thể làm tăng nguy cơ BPH. Kiểm soát cân nặng của bạn thông qua chế độ ăn và tập luyện có thể là một giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Không phải bất kì trường hợp BPH nào cũng cần điều trị. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến kiểm tra định kì để nắm được những triệu chứng mới của bạn.
Điều trị sớm những triệu chứng nặng của bệnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa những tổn thương thận và bàng quang.
Nếu việc điều trị là cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc hoặc làm phẫu thuật.
Bạn có thể bảo vệ thận bằng cách kiểm soát tốt huyết áp và có một chế độ ăn giảm mưới và chất béo, tránh xa rượu và thuốc lá.
Ở lần tái khám tiếp theo của mình, bạn nên hỏi bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của BPH và suy thận của bản thân để có những biện pháp phòng ngừa hợp lí.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh