Bản chất bệnh được Y học cổ truyền mô tả trong “phế lao” triệu chứng chủ yếu: khái thấu, khái huyết, triều nhiệt, tự hãn, gầy gò, sút cân.
NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ
Chính khí bất túc hoặc tinh khí hao tổn thưởng qúa nặng; bệnh tà thừa cơ xâm phạm vào tạng phế. Tuy nhiên bệnh lý tại phế, nhưng tỳ là sinh hoá chi nguyên tỳ hư làm cho thủy cốc tinh vi (tinh khí) không thể chuyển lên phế; phế tân bất túc, không thể tư dưỡng làm cho phế âm nhiệt hư; thận vi thiên thiên chi bản, thận tinh hoa tổn, hư hỏa thượng nhiễu phế tâm bị can làm cho phế khí hóa nguyên bất túc, vì vậy bệnh phát sinh và phát triển đều có liên quan mật thiết đến tỳ thận.
Bệnh thường bắt đầu từ phế, phế âm bất túc, âm hư hoả vượng dẫn đến phế thận đồng bệnh; cuối cùng âm tổn cập dương nguyên khí hao tổn xuất hiện tỳ thận dương hư hoặc tỳ thận âm dương lưỡng hư nhưng quá trình bệnh quan trọng vẫn là âm hư là chủ.
BIỆN CHỨNG PHƯƠNG TRỊ
Đa phần phát bệnh từ từ nhưng cũng có thể phát triển nhanh đến cấp tính và ác tính hoá. Điều trị phải xem xét tới 3 tạng; phế tỳ thận lấy tư âm giáng hỏa là chủ kết hợp điều bổ khí huyết, bồi bổ tỳ thận, bổ ích tinh huyết cũng có thể kết hợp Tây y điều trị chống lao.
Thể phế âm hư:
Mệt mỏi gầy gò, toàn thân vô lực, sốt cao về chiều, 2 gò má đỏ (lưỡng quyền) ho khan ít đờm hoặc trong đờm có dây máu, họng khô miệng dáo, đầu lưỡi hồng, rêu vàng mỏng, ít tân, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: tư âm nhuận phế, chỉ khái hóa đàm.
Phương thuốc: nguyệt hoa hoàn gia giảm.
Thiên đông 12 - 16g, sinh địa 12 - 16g, bách bộ 12g, xuyên bối mẫu 12g, phục linh 12g, mạch đông 12 - 16g, sơn dược 16g, sa sâm 12g, a giao 12g.
Trong đàm có máu thêm tam thất 5g hoà nước uống, bạch cập 12g, đàm đặc vàng khó khạc thêm qua lâu bì 12g, đau ngực thêm diên hồ sách 12g hoặc uất kim 12g.
Thể thận âm hư:
Triệu chứng: cốt trưng tư hãn, thủ túc tâm liệt, thất miên, đa mộng, tâm phiền dễ lộ khái thấu khí xúc hung hiếp đông thống, nam di tinh, nữ kinh nguyệt không đều, chất lưỡi hồng ráng, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: tư âm giáng hỏa, nhuận phế chỉ khái.
Phương thuốc: bách hợp cố kim thang gia giảm, nếu cốt trưng có thể gia thêm; địa cốt bì 12g, ngân sài hồ 12g, miết giáp 20g, thanh táo 6g.
Nếu tự hãn hay đạo hãn thêm phù tiểu mạch 20g, long cốt thán 20 - 30g, mẫu lệ nung 20 - 30g. Nếu mất ngủ đa mộng thêm toan táo nhân sao 12g, bá tử nhân 12g.
Thể phế tỳ lưỡng hư:
Phát sốt về chiều, khí thấu, khái huyết có thể thấy đoản khí, đoản hơi, gầy gò vô lực, ăn kém không muốn ăn, mệt mỏi bơ phờ, đại tiện lỏng nát, hai bên rìa lưỡi hồng sáng, mạch tế sác vô lực.
Phương pháp điều trị: bổ tỳ ích khí, tư âm nhuận phế.
Phương thuốc: tứ quân tử thang gia hạ liên thảo 12 - 20g, bách hợp 20 - 30g, xuyên bối mẫu 8g, ngũ vị tử 4 - 8g, tử uyển 12 - 15g.
Nếu chất lưỡi mềm hồng, mạch hư tế sác là tỳ hư, đột xuất thì có thể dùng bổ trung ích khí thang giảm; nếu mạch trầm trì thì gia thêm phụ tử chế 8g, nếu hàn nhiều thì gia thêm can khương 8g, khái huyết nhiều thêm a giao 12g, ngải diệp 8g.
Thể thận dương hư:
Bệnh thường là lâu ngày không khỏi, sắc mặt trắng bủng, hình hàn sợ lạnh, thư túc bất ôn, khái suyễn khí đoản, tự hãn, chán ăn, ăn kém, tiểu tiện trong, đại tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch hư nhược hoặc trầm trì.
Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận.
Phương thuốc: thừa dương lý lao thang gia giảm.
Đẳng sâm 12g, bạch truật 8g, câu kỷ tử 8g, hoàng kỳ 24g, chích cam thảo 8g, bột nhục quế 3g (xung phục). Sắc nước uống.
Nếu lưỡi đỏ và khô, mạch vi tế muốn tuyệt là âm dương đều hư hoặc là dương hư thoát thì phải tuyên bổ tinh huyết điều lý tỳ vị phải dùng phương bảo trân thang:
Đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, câu kỷ tử 12g, cam thảo 8g, ngũ vị tử 6g, địa cốt bì 12g, đương qui 12g, thục địa 12g, hoàng bá 12g, hoàng kỳ 16g, thiên đông 12g, tri mẫu 12g, phục linh 15g, mạch đông 12g, trần bì 4 g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, đại táo 3 quả hoặc là trọn dùng miết giáp 12g, đông trùng hạ thảo 12g. Đồng thời uống kết hợp bột nhau thai nhi để nâng đỡ cơ thể trong khi dùng các phương thuốc trên có thể phối hợp với thuốc chống lao thảo mộc hoặc tân châm liệu pháp để phối hợp điều trị.
THUỐC NAM NGHIỆM PHƯƠNG
Chung thảo dược:
Điều trị lao phổi đơn thuần:
Đơn phương luật thảo, tử hà sa, mã xỉ hiện, hạ khô thảo, ngư tinh thảo, thai thỏ, mật tươi, hoàng tinh, bách bộ, hoàng liên, bạch cập, linh linh thảo (họ thạch trúc), tử kim ngưu, phương thuốc trên có tác dụng bổ hư diệt khuẩn, thanh nhiệt. Nói chung dùng cho lao phổi các giai đoạn (luật thảo là một vị thuốc có thể thu hái quanh năm).
Phương thuốc chung: tử kim ngưu 33g, hạ liên thảo 20g, cẩu cúc 20g, ngư tinh thảo 20g, thập đại công 20g, nữ trinh tử 20g. Sắc nước mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.
Phục phương thương nhĩ thảo thang: thương nhĩ thảo 20g, mả nam bị lệ 20g, lục nguyệt tuyết 20g, bịa nhậm 20g. Sắc nước mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.
Trám hạch liên 20g, thập đại công lao 20g, ngưu đại lực 8g, xuyên phá thạch 8g, thiết bao kim 12g. Sắc nước mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.
Bạch cập, mẫu lệ, bách bộ, xuyên sơn giáp tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày uống 3 lần.
Bạch cập bổ phế hoàn: bạch cập 2 lượng, bách bộ 2 lượng, đẳng sâm 1 lượng, hoàng cầm 1 lượng, long cốt 1 lượng, mẫu lệ 1 lượng, tán bột làm hoàn mỗi hoàn 10g, mỗi tối uống 2 hoàn trước khi đi ngủ.
Xuyên liên bạch cập hoàn: hoàng liên 28g, bách bộ 100g, huyết kiệt 30g, toàn yết 120g, a giao 60g, huyền sâm 60g, bạch cập 100g, trạch tả 60g, ngô công 120 con, đông trùng hạ thảo 30g, miết giáp 60g, hạ thủ ô 30g. Luyện mật ong chế viên bằng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
Phương thuốc chỉ huyết: bạch cập, tiên cước thảo, trắc bá diệp, dhuyết dư tán, thổ đại hoàng. Ngoài ra thường dùng đơn phương “thập khôi tán” chỉ huyết tán, trắc diệp tam thất thang.
CHÂM CỨU TRỊ LIỆU
Đại chùy xuyên huyệt kết thạch, phế du, thiên trụ, đản trung xuyên ngọc đường, xích trạch, túc tam lý, ngày một lần, 30 ngày là một liệu trình.
Cứu cách gừng: cách du, đởm du, cứu ngải, túc tam lý, tam âm giao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh