✴️ Bệnh viêm mũi họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Giao mùa là thời điểm rất dễ gặp các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm mũi họng. Bệnh thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn tuy nhiên lại rất dễ lây lan.

Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị viêm mũi họng thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Thông tin khái quát về viêm mũi họng

Viêm mũi họng là thuật ngữ được các bác sĩ sử dụng để chỉ tình trạng viêm cấp tính đường hô hấp trên (bao gồm vùng mũi và hầu họng). Viêm mũi họng thường có những biểu hiện đặc trưng như: Hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều, đau nhức toàn thân, đau đầu… Viêm mũi họng còn có tên gọi khác là cảm lạnh, đây có thể nói là bệnh rất phổ biến bởi bất cứ độ tuổi nào cũng đều trải qua nhiều lần trong đời.

Tuy là bệnh lành tính đồng thời hầu hết có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần mà không cần điều trị, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lại gây nhiều khó chịu, phiền toái đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, bệnh cũng rất dễ lây lan và thường có xu hướng “bùng phát” vào mùa lạnh.

Bệnh viêm mũi họng hay còn gọi là cảm lạnh thường gây ra một số dấu hiệu đặc trưng như ho, hắt xì hơi, sổ mũi...

Bệnh viêm mũi họng hay còn gọi là cảm lạnh thường gây ra một số dấu hiệu đặc trưng như ho, hắt xì hơi, sổ mũi…

 

2. Các triệu chứng nhận biết của viêm mũi họng là gì?

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 3 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Ở một số trường hợp, các triệu chứng có thể kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày hoặc có thể dài hơn. Cụ thể, khi bị viêm mũi họng thì người bệnh có thể gặp một trong số những triệu chứng bao gồm:

– Hắt xì hơi, chảy nước mũi nhiều hoặc nghẹt mũi nặng

– Ho, ho khan, đau và ngứa ngáy ở họng

– Ngứa ở mắt, chảy nhiều nước mắt

– Đau ở đầu hoặc đau nhức khắp người

– Sốt nhẹ, chảy dịch mũi sau

Nhìn chung, các triệu chứng đau họng, nghẹt mũi thường có thể gây đau đớn, khó chịu thế nhưng lại không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện sau thì bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng:

– Ho nặng, ho kèm theo các triệu chứng như khạc ra đờm màu xanh, xám hoặc đục

– Sốt cao trên 38,5 độ C kèm theo biểu hiện rét run

– Họng đau rát nặng, hơi thở có mùi hôi

– Amidan bị sưng to

– Khi nội soi tai mũi họng có thể thấy viêm xuất tiết hoặc chảy mủ

– Thông qua xét nghiệm máu phát hiện bạch cầu tăng

 

3. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm mũi họng?

Tác nhân chính gây viêm mũi họng là Rotavirus, đây là loại virus có tốc độ lây lan rất cao. Ngoài ra, theo các chuyên gia, có hơn 100 loại virus khác ít phổ biến hơn cũng có thể là tác nhân gây viêm mũi họng và cảm lạnh. Với các trường hợp viêm mũi họng do nhiễm virus thì thường lành tính và có thể tự khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu để xuất hiện thêm tình trạng bội nhiễm thì bệnh nhân bắt buộc phải được điều trị thêm bằng kháng sinh bởi bệnh rất dễ chuyển thành nhiễm trùng nặng hoặc phát triển thành viêm mũi họng mạn tính.

Đối với trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn gây ra, một số vi khuẩn thường gặp có thể kể đến: Hemophillus Influenzae, phế cầu, tụ cầu … tuy nhiên nguy hiểm nhất trong số đó là các liên cầu nhóm A bởi nó rất dễ gây ra biến chứng như: Thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm nội mạc nhiễm khuẩn. Ở một số trường hợp khác có thể bị viêm mũi họng do nấm, phổ biến là nấm Candida.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cảm lạnh cao hơn bởi ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ thường yếu. Ngoài ra thì khi tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh cũng sẽ khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

 

4. Điều trị bệnh viêm mũi họng như thế nào?

Viêm mũi họng mặc dù là bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh lại rất dễ tái phát. Nguy hiểm hơn cả, khi bệnh tái phát nhiều lần mà không được điều trị sẽ khiến cho họng sưng to, tình trạng ho kéo dài, ho ra máu, khác nhiều đờm,… nghiêm trọng nhất phải kể đến biến chứng ung thư vòm họng, tăng nguy cơ tử vong. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân thì bạn không nên chỉ quan rằng đó chỉ là cảm lạnh thông thường. Thay vào đó, hãy đến thăm khám và lắng nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử trí kịp thời bạn nhé!

Sau quá trình thăm khám và khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể để xây dựng phương hướng điều trị phù hợp. Nếu tác nhân gây bệnh là virus thì bác sĩ sẽ chỉ tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng. Thông thường, bạn không cần phải sử dụng thuốc mà chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn đồng thời bổ sung đủ lượng nước cần nạp cho cơ thể. Trên thực tế, khi bị cảm lạnh thì rất nhiều người do không biết nên đã tự ý mua thuốc kháng sinh uống. Điều này là hoàn toàn phản tác dụng đối với các trường hợp viêm mũi họng do virus gây ra bởi kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus.

Do đó, trong trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc thì bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu của các bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng để giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng bao gồm: Thuốc thông mũi, thuốc chống viêm không steroid như aspirin, thuốc làm loãng dịch nhầy hoặc thuốc giảm ho.

Lưu ý phương pháp kể trên chỉ nên áp dụng cho người lớn. Với trẻ em, bố mẹ không nên để trẻ sử dụng quá nhiều loại thuốc một lúc, thay vào đó, chỉ cần sử dụng dầu thoa, xịt nước muối sinh lý hoặc uống siro kẽm sulfat, lưu ý tham khảo bác sĩ Nhi khoa để cho trẻ uống liều lượng thích hợp.

Khi bị bệnh viêm mũi họng thì hầu như chúng ta không cần sử dụng thuốc, thay vào đó, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung Vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

Khi bị bệnh viêm mũi họng thì hầu như chúng ta không cần sử dụng thuốc, thay vào đó, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung Vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

 

5. Một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm mũi họng từ sớm

Để hạn chế khả năng mắc bệnh, bạn có thể thực hiện một số phương pháp phòng ngừa như:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước hoặc với các dung dịch rửa tay, đặc biệt là khi xung quanh có người cảm lạnh

– Khử trùng bề mặt thường xuyên chạm tay vào như đồ chơi, điện thoại, tay nắm cửa hoặc vòi nước

– Tiêm phòng cúm theo định kỳ hàng năm

– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để nâng cao hệ miễn dịch

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top