Bệnh viêm tai giữa có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh viêm tai giữa có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, điều trị viêm tai giữa bao lâu thì khỏi bệnh cũng là vấn đề được mọi người vô cùng quan tâm.
Những dấu hiệu ban đầu như cảm lạnh có thể dẫn tới sự tích tụ dịch nhầy ở tai giữa và làm cho ống Eustachian bị sưng lên. Điều này khiến ống Eustachian bị rối loạn chức năng và khiến thể tích khí ở bên trong phần tai giữa bị giữ lại, dẫn tới áp suất âm ở tai giữa.
Áp suất âm ở phần tai giữa có thể khiến các mô xung quanh bị hút vào khoang tai giữa gây ra tình trạng tràn dịch tai giữa. Về cơ bản, không gian tai giữa chính là không gian vô trùng nên khi dịch tiết từ vòm họng tràn vào tai giữa cũng có thể khiến cho nó bị nhiễm trùng và gây ra bệnh viêm tai giữa.
Trên thực tế, bệnh viêm tai giữa thường được chia thành hai loại khác nhau là viêm tai giữa mủ mạn tính và viêm tai giữa cấp tính:
– Bệnh viêm tai giữa cấp tính thường được chẩn đoán ở những người bệnh khởi phát tình trạng tràn dịch, xuất hiện những dấu hiệu như khó chịu, đau, sốt,… Căn bệnh này thường kéo dài khoảng 4 tuần.
– Bệnh viêm tai giữa mủ mạn tính là hiện tượng viêm tai giữa chảy mủ, thời gian mắc bệnh thường kéo dài từ 6 – 12 tuần và có thể gây ra tình trạng khuyết tật, khiếm thính, hoặc nặng hơn là nhiễm trùng nội sọ, thậm chí là tử vong.
Bệnh viêm tai giữa là tình trạng tai xuất hiện những dịch nhầy ở phần tai giữa do sự tấn công của các loại vi khuẩn, làm tai đau nhức và bị sưng. Ngoài ra, những người bệnh bị viêm tai giữa còn xuất hiện những triệu chứng như nôn mửa, sốt, khả năng nghe bị suy giảm,…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì viêm tai giữa có thể sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể khiến người bệnh bị mất hoàn toàn khả năng nghe. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh viêm tai giữa ở mức độ nhẹ có thể thuyên giảm sau khoảng 2 – 3 ngày. Với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Thông thường, liều lượng thuốc kháng sinh trung bình để chữa bệnh viêm tai giữa là khoảng 10 ngày điều trị. Với những trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, liều lượng thuốc kháng sinh này có thể giảm xuống từ 5 – 7 ngày.
Về cơ bản, mỗi một loại bệnh viêm tai giữa có thời gian và cách điều trị khác nhau. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, thời gian khỏi bệnh của viêm tai giữa thường phụ thuộc vào đối tượng và độ tuổi của người bệnh:
Viêm tai giữa là căn bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ em nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng khi bé gặp phải tình trạng này. Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, bố mẹ hoàn toàn có thể điều trị bệnh viêm tai giữa cho con tại nhà bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể kết hợp thêm một số phương pháp chăm sóc khác giúp con mau khỏi bệnh như bổ sung nước thường xuyên cho bé, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn,… Sau khi áp dụng những phương pháp trên mà căn bệnh viêm tai giữa của trẻ vẫn chưa khỏi, bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ tái khám và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp hơn.
Nếu đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa là người lớn thì việc chữa trị sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Ngay khi phát hiện ra bản thân bị viêm tai giữa, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.
Với những trường hợp viêm tai giữa nhẹ, nếu chăm sóc đúng cách thì chỉ sau vài ngày tới 1 tháng là người bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với những trường hợp viêm tai giữa nặng, kéo dài nhiều ngày mà không khỏi thì người bệnh cần phải tới bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Thời gian khỏi bệnh cũng sẽ tùy thuộc vào từng phác đồ điều trị và tình trạng viêm tai giữa của mỗi người bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh