✴️ Biết tuốt từ A – Z bệnh viêm họng mãn tính

1. Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm họng cấp kéo dài và tái phát nhiều lần mà không điều trị tận gốc.

 

1.1. Thế nào là viêm họng mãn tính?

Viêm họng được biết đến là bệnh lý phổ biến xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, là tình trạng viêm nhiễm phía sau họng, hầu họng. Viêm họng mãn tính thường phát triển từ viêm họng cấp tính tái phát và kéo dài lâu ngày mà thành. Hầu hết các trường hợp viêm họng đều do sự xâm nhập tấn công của vi khuẩn, virus vào vòm họng, gây tình trạng viêm nhiễm. Thông thường, viêm họng cấp tính chỉ kéo dài trong vòng 10 ngày. Đối với viêm họng mạn tính thì thời gian phát bệnh là hơn vài tuần, thậm chí là hơn 3 tháng không khỏi.

viêm họng mãn tính

Viêm họng mạn tính là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột về thời tiết

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng viêm họng mạn tính, bao gồm:

– Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường: Khói bụi và các chất lỏng, rắn mịn trong không khí thường gây đau rát cổ họng và gặp vấn đề về phổi.

– Dị ứng: Dị ứng thường đi kèm với các triệu chứng sổ mũi, chảy nhiều chất nhầy. Khi các chất nhầy tạo ra quá nhiều và ứ đọng trong mũi và cổ họng có thể kích ứng cổ họng, làm cổ họng bị sưng và gây viêm họng.

– Trào ngược axit trong dạ dày: Viêm họng là một trong biểu hiện phổ biến khi bạn mắc bệnh trào ngược thực quản.

Biểu hiện của viêm họng mạn tính khá giống với viêm họng cấp tính, đó là:

– Ho

– Sổ mũi, hắt xì hơi

– Ngứa mắt, chảy nước mắt

– Ngứa cổ họng, cảm giác nhột trong cổ họng

– Khàn tiếng

– Khó nuốt

– Cơ thể mệt mỏi, đau đầu

– Sốt

viêm họng mạn tính

Ngứa cổ họng là một trong những biểu hiện của bệnh viêm họng

 

1.2. Viêm họng mãn tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm gì?

Viêm họng không phải là một bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tuy nhiên nếu để tình trạng kéo dài lâu mà không can thiệp điều trị, viêm họng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Có 3 biến chứng mà bệnh viêm họng gây ra mà người bệnh nên chú ý:

– Biến chứng tại chỗ: có thể gây ra bệnh viêm amidan, áp xe thành họng, viêm tấy

– Biến chứng gần: viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang mũi; nghiêm trọng hơn là lây lan xuống phía dưới gây viêm phế quản, viêm phổi…

– Biến chứng xa: viêm màng ngoài tim, viêm khớp…

– Ung thư vòm họng: Đây được xem là biến chứng nặng và nguy hiểm nhất, điển hình là cổ họng sưng to, ho có đờm.

– Suy giảm hệ miễn dịch và có nguy cơ mắc các bệnh khác do vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào sâu bên trong cơ thể.

 

2. Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm họng mãn tính

Viêm họng mạn tính vốn khó chữa và triệu chứng thường dai dẳng kéo dài. Muốn điều trị dứt điểm tận gốc, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh lý. Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Điều trị viêm họng thường theo 2 hướng sau:

– Điều trị nguyên nhân:  Thông thường người bệnh sẽ làm theo chỉ định của bác sĩ, điều trị theo đơn thuốc bác sĩ kê.

– Điều trị triệu chứng: Nếu có đi kèm các biểu hiện đau đầu, sổ mũi, chảy nước mũi, kích thích đờm nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm. Nếu có biểu hiện ho, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm ho,…

đau họng mạn tính

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị sau khi chẩn đoán

Ngoài ra bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian vào điều trị ho mãn tính bởi tính an toàn và độ tin cậy cao, không gây kích ứng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không thể điều trị tận gốc. Bạn nên cân nhắc kỹ.

Bên cạnh đó, bạn nên phòng ngừa viêm họng mãn tính tái phát bằng cách:

– Vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc răng miệng thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập

– Súc miệng nước muối thường xuyên bởi nước muối sinh lý có tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn, giảm sưng

– Xây dựng lối sống lành mạnh và thường xuyên nâng cao thể chất bằng việc luyện tập thể dục

– Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ như trồng nhiều cây xanh và dùng máy lọc không khí

– Luôn giữ ấm cơ thể và hạn chế ở trong không khí lạnh ngoài trời lâu

– Không hét to, nói nhiều và sử dụng các chất kích thích gây kích ứng cổ họng

– Bổ sung các chất vitamin B, C trong rau củ quả 

– Luôn dự trữ các viêm ngậm có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng để để sử dụng ngay khi có dấu hiệu chớm viêm họng.

– Khám sức khỏe định kỳ chuyên khoa tai – mũi – họng để nhanh chóng xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị bệnh sớm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về viêm họng mãn tính cho quý vị, từ đó bạn sẽ có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top