✴️ Cách điều trị bệnh viêm họng

Nội dung

Các dạng bệnh viêm họng 

Tùy vào nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh, các chuyên gia tai mũi họng phân loại các dạng bệnh viêm họng phổ biến như:

  • Viêm họng cấp: Đây là thể bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh khởi phát đột ngột khiến người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo đó là triệu chứng sưng họng, đau rát, nuốt đau, ho, khàn tiếng.

Cách điều trị bệnh viêm họng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ từng dạng bệnh

Cách điều trị bệnh viêm họng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ từng dạng bệnh

  • Viêm họng đỏ: Thể bệnh này thường gặp khi thay đổi thời tiết, chuyển từ nóng sang lạnh. Bệnh thường do vi rút gây ra nên có tốc độ lây lan rất nhanh gây sốt đột ngột, mệt mỏi, kém ăn, đau mình mẩy, trẻ em quấy khóc. Một số trường hợp do nhiễm khuẩn sẽ có các triệu chứng lưỡi bẩn, môi khô, mạch nhanh, mặt bơ phờ mệt mỏi.
  • Viêm họng trắng: Triệu chứng tương tự như viêm họng đỏ nhưng trên mặt amidan có phủ một lớp giả mạc trắng, có thể bóc ra một cách dễ dàng. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, lớp giả mạc thường mỏng, dễ bong, khi bóc ra thì phía dưới là một lớp loét nông.
  • Viêm họng loét: Đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc hầu có một hay nhiều nốt loét. Bệnh có thể gây sốt cao, đau nhiều ở họng, cổ bị biến dạng.
  • Viêm họng giả mạc: Chỉ chiếm 2 – 3% nhưng cần hết sức cảnh giác vì nó có thể là viêm họng bạch hầu (một chứng bệnh nặng, gây tử vong cao ở trẻ nhỏ). Khi mắc thể bệnh này, bệnh nhân sốt trên 38,5 độ C, nhợt nhạt, giả mạc có màu trắng, xám, dính khó bóc, lan rộng vào niêm mạc của amiđan và họng. Thậm chí có thể lan xuống thanh quản gây khó thở cấp.
  • Viêm họng hạt: Bệnh không có triệu chứng dữ dội nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp. Người bệnh lúc nào cũng thấy ngứa, vướng trong họng nên thường xuyên phải đằng hắng hay ho nhẹ.

 

Cách điều trị bệnh viêm họng

Cách điều trị bệnh viêm họng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và dạng bệnh viêm họng bệnh nhân gặp phải. Vì vậy, nếu người bệnh có dấu hiệu viêm họng cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm… Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.

Để có cách điều trị viêm họng hiệu quả, người bệnh cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ sau đây:

– Từ bỏ việc ăn uống không đúng cách. Thay vào đó hãy ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả, trái cây.

– Rèn luyện bản thân giúp tăng cường sức khỏe: bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, cầu lông…

– Hạn chế ở trong phòng điều hòa quá lâu hoặc đặt nhiệt độ quá thấp.

– Không nằm sau khi ăn. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh trào ngược dạ dày và gây bệnh viêm họng mãn tính nặng hơn.

– Tránh tình trạng thiếu ngủ và lo lắng gây stress.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top