1. Mẹo dân gian trị nhiệt miệng cực hiệu quả
1.1 Đắp nghệ vàng là cách trị nhiệt miệng nhanh
Nghệ vàng là nguyên liệu thần kỳ, có công dụng phục hồi vùng da bị tổn thương và lành sẹo cực nhanh. Trong thành phần nghệ vàng có chứa các chất cyclocurcumin, curcumon, turmeron, turmerin sẽ ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi vùng lợi bị tổn thương do các vết loét miệng gây ra.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng từ nghệ vàng hay được sử dụng là đắp hỗn hợp bột nghệ và mật ong. Cách làm hỗn hợp là trộn đều 2-3 thìa bột nghệ với 3ml mật ong và tiếp hành đắp trực tiếp lên các vết nhiệt miệng. Để hiệu quả nhanh hơn, hãy đắp hỗn hợp ít nhất 2 lần một ngày, mỗi lần trên 10 phút.
1.2 Rau càng cua
Bên cạnh việc sử dụng trong chế biến món ăn, rau càng cua còn được sử dụng như loại “thần dược” có công dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhưng ít người biết đến. Người bị nhiệt miệng có thể dùng rau càng cua luộc, nấu canh. Tuy nhiên cách hiệu quả nhất làm giảm các vết loét miệng nhanh chóng là ăn sống hay ép nước uống.
1.3 Dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu cực phổ biến với chị em phụ nữ vì có nhiều công dụng trong việc làm đẹp như dưỡng tóc, dài mi, làm mềm da,… Bên cạnh đó, trị nhiệt miệng cũng là một trong số những công dụng đó do dầu dừa có khả năng làm dịu và kháng viêm hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa cũng giống như bột nghệ. Người bệnh đắp trực tiếp hỗn hợp dầu dừa và mật ong lên vùng bị nhiệt, thực hiện 2 lần/ ngày đều đặn trong vòng 2 ngày các vết loét miệng sẽ nhanh chóng biến mất.
1.4 Cỏ mực là cách trị nhiệt miệng nhanh chóng
Cỏ mực hay còn có tên gọi khác là cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo, là một loại cây thuộc họ cúc có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm nhanh chóng. Lá cỏ mực thường giã hoặc xay nát, vắt lấy nước cốt, có thể hòa với mật ong nếu muốn và bôi lên vùng loét để trị nhiệt miệng. Thực hiện liên tục 2-3 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
1.5 Cam thảo
Rễ cam thảo có hoạt chất DGL – Deglycyrrhizinated được biết đến là hoạt chất chữa nhiệt miệng hiệu quả. Theo các bác sĩ, những người bị bệnh nhiệt miệng nếu súc miệng dung dịch DGL 2-3 lần một ngày đều giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, các thống kê còn cho biết 75% bệnh nhân cải thiện rõ rệt tình trạng các vết loét trong một ngày và lành lặn trong vòng 3 ngày.
Cách pha nước súc miệng với loại dung dịch này là ngâm cam thảo với nước, súc miệng hàng ngày để trị các vết loét miệng.
2. Danh sách món ăn, nước uống trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường xuất hiện khi cơ thể con người quá nóng, thiếu nước hoặc thiếu lượng vitamin C cần thiết. Do đó, những món ăn thanh mát nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày, đây cũng là cách trị nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả đồng thời ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Hãy tham khảo 3 món ăn, nước uống đơn giản dưới đây mà ai cũng có thể làm tại nhà.
2.1 Nước rau má
Rau má còn có tên gọi dân gian mà ít người biết đến như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, thổ tế tân,… Rau má không chỉ là món ăn hằng ngày mà còn được biết đến là một loại dược thảo chữa được nhiều loại bệnh trong đó có nhiệt miệng. Với vị đắng đặc trưng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, rau má thường được sử dụng để giải nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể, sát trùng,… Trong rau má chứa nhiều beta caroten, saponins, các loại vitamin nhóm B có khả năng tăng tốc độ chữa lành tổn thương lợi, nướu, hỗ trợ chữa nhiệt miệng cực nhanh chóng.
Ba bước làm để có ly nước rau má thơm ngon chữa nhiệt miệng là:
– Rửa sạch rau má với muối để loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo vệ sinh mới có hiệu quả.
– Thực hiện lấy nước rau má sau khi đã giã hoặc xay nhuyễn.
– Uống nước vừa lọc được mỗi ngày để các vết loét miệng mau lành. Nên hạn chế cho thêm đường để đạt hiệu quả nhanh chóng.
Sau khi khỏi nhiệt miệng, có thể duy trì uống nước rau má để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.
2.2 Canh rau ngót
Canh rau ngót nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình bạn bởi đây là món ăn đơn giản, dễ làm lại có đủ chất dinh dưỡng và giải nhiệt hữu hiệu. Rau ngót có tính mát, chứa nhiều khoáng chất như canxi, photpho, vitamin C và hàm lượng chất xơ cao. Chính vì vậy, các món chế biến từ rau ngót đều được ưu tiên sử dụng để giảm nhiệt miệng. Người bị lở miệng có thể nấu canh rau ngót với thịt, giò sống để ăn ngon miệng hơn.
2.3 Nước sâm
Nước sâm là thức uống được ưa thích nhất vào mùa hè thời tiết nắng nóng bởi vì nó vừa giải nhiệt cơ thể vừa “thổi bay” cơn đau từ nhiệt miệng gây ra. Những thành phần chính trong nước sâm đều có tác dụng thanh nhiệt bao gồm rong biển tươi, hoa cúc, la hán quả, cây mã đề, râu bắp. Tất cả những nguyên liệu này đều được nấu chung và tạo ra thức uống có tính mát, trị viêm sưng, loét miệng cực hiệu quả. Ngoài ra, ở một số nơi nước sâm còn được thêm lá rau mùi để tăng mùi vị và bổ sung hiệu quả trong việc giải nhiệt. Hãy uống ngay một ly nước sâm để giải tỏa cơn khát và trị nhiệt miệng nhanh chóng.
Trên đây là những mẹo dân gian và các món ăn được khuyến khích áp dụng khi bị nhiệt miệng. Tuy bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi bị nhiệt miệng hãy áp dụng những phương pháp trên để giảm các vết loét miệng và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh