✴️ Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm xoang cánh bướm

Nội dung

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm xoang cánh bướm

Xoang bướm nằm sâu trong khoang mũi, gắn liền với xoang tĩnh mạch hàng, tuyến yên, ổ mắt và dây thần kinh thị giác. Chính vì tiếp giáp với nhiều vị trí quan trọng nên tình trạng viêm ở xoang bướm có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Biến chứng ở mắt: Xoang cánh bướm nằm gần hốc mắt nên khi bị viêm nhiễm có thể làm suy giảm thị lực, viêm dây thần kinh thị giác. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến một số tình trạng như áp-xe mí mắt, áp-xe túi lệ.

– Biến chứng ở tai: Tai-mũi-họng là 3 bộ phận có liên kết với nhau, nên khi tình trạng viêm nhiễm nặng, dịch viêm xoang tiết ra nhiều hơn có thể chảy xuống họng và tai. Lâu dần, chất dịch này tích lũy dần có thể gây viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, thậm chí là gây điếc.

– Biến chứng nội sọ: Viêm nhiễm từ xoang bướm rất dễ lây sang các dây thần kinh nội so do có vị trí tiếp giáp gần. Các biến chứng có thể gặp là viêm màng não, áp-xe não, viêm não…

– Ung thư xoang: Viêm nhiễm có thể khiến cấu tạo của xoang bướm bị phá hủy, tạo cơ hội sản sinh ra các tế bào ung thư. Ung thư xoang cánh bướm là loại ung thư nguy hiểm nhất trong các ung thư các xoang, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

nguyên nhân viêm xoang cánh bướm

Viêm xoang bướm có thể biến chứng nguy hiểm

 

2. Nhận diện bệnh viêm xoang bướm

Viêm xoang bướm là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng lại thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm xoang, hiện tượng sổ mũi, hắt hơi thông thường. Do đó, để có thể nhận diện bệnh lý này, bạn có thể căn cứ theo 2 nhóm yếu tố là biểu hiện lâm sàng và nguy cơ gây bệnh.

2.1. Các biểu hiện lâm sàng của viêm xoang cánh bướm

Viêm xoang bướm chia thành hai dạng là viêm xoang cấp tính và mạn tính. Mỗi mức độ sẽ có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Bạn có thể theo dõi bảng dưới đây để nhận biết các dấu hiệu bệnh.

Ngoài ra, người bị bệnh viêm xoang bướm còn có thể mắc thêm một số triệu chứng như căng thẳng quá độ, lười vận động, ngại suy nghĩ, mất ngủ, suy nhược thần kinh… Những dấu hiệu này thường là hệ quả của những dấu hiệu nói trên, khiến cơ thể không hoạt động hiệu quả, dễ gây mệt mỏi.

điều trị viêm xoang cánh bướm

Viêm xoang bướm gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe

 

2.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang cánh bướm

Theo các nghiên cứu khoa học, sự tắc nghẽn tại các lỗ thông xoang dẫn đến tình trạng sưng viêm xoang cánh bướm cấp và mạn tính. Thêm vào đó, một số yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh xoang bướm gồm:

– Cấu trúc mũi: Cấu trúc mũi giúp bảo vệ khoang mũi ở phía trong. Nhưng nếu cấu trúc không phù hợp hoặc chưa hoàn thiện, khoang mũi có thể không được bảo vệ tốt, tạo điều kiện để các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. 

– Lệch hoặc vẹo vách ngăn mũi: Vách ngăn là bộ phận nằm giữa và chia đôi hốc mũi. Thông thường việc vẹo hoặc lệch vách ngăn mũi không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho đường thở. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tình trạng này khiến chúng ta dễ bị nghẹt mũi kéo dài, dẫn đến tình trạng viêm xoang. Vách ngăn mũi có thể bị lệch do bẩm sinh hoặc sau khi phẫu thuật, bị tai nạn.

– Môi trường ô nhiễm: Khi chúng ta hít thở, nấm, vi khuẩn và virus có thể dễ dàng xâm nhập vào xoang bướm, nhất là vị trí hốc xoang mũi. Sau khi đã xâm nhập vào trong hốc xoang, vi khuẩn và virus sẽ sinh sôi, gây bệnh.

– Một số vấn đề khác: Tuy chưa tìm được mối liên hệ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy người bị tiểu đường, xơ nang, rối loạn miễn dịch thông thường, trào ngược dạ dày, khối u vòm họng… rất dễ mắc bệnh viêm xoang bướm.

– Biến chứng của một số bệnh lý: Sự tiến triển của các bệnh lý khác có thể làm nảy sinh tình trạng viêm xoang cánh bướm. Các bệnh lý về đường hô hấp tiến triển có thể gây bệnh bao gồm: polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm amidan…

khám viêm xoang cánh bướm

Polyp mũi có thể là nguyên nhân gây ra viêm xoang bướm

 

3. Chỉ định khám kiểm tra xoang cánh bướm

Hiện nay, có một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm xoang bướm như sau: 

– Nội soi hốc mũi: Phương pháp này nhằm kiểm tra cấu trúc mũi, hốc xoang, lỗ thông khe… Từ đó, bác sĩ có thể tìm hiểu được nguyên nhân gây viêm xoang do cấu trúc mũi hay các yếu tố khác.

– Siêu âm mũi: Thủ thuật này giúp theo dõi hoạt động thông khí vùng mũi. 

– Chụp MRI hoặc chụp CT để quan sát cấu trúc xoang mũi. Đặc biệt, 2 phương pháp này còn có thể đánh giá được mức độ xâm lấn của các khối u trong trường hợp ung thư xoang.

– Xét nghiệm vi sinh: Thủ thuật này để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh có phải do nấm, vi khuẩn, virus gây ra hay không. Đồng thời, kết quả xét nghiệm có thể chỉ ra mức độ phát triển của chúng.

– Xét nghiệm dị ứng: Phương pháp này có thể hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. 

Viêm xoang bướm là bệnh lý có diễn tiến âm thầm, có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng hoàn toàn chữa khỏi được nếu phát hiện sớm. Vì vậy, bạn nên chú ý theo dõi các triệu chứng cảnh báo bệnh để có thể thăm khám chuyên khoa kịp thời. Việc khám sức khỏe định kỳ với danh mục khám nội soi tai mũi họng cũng có thể giúp bạn chủ động sàng lọc nguy cơ mắc bệnh xoang cánh bướm nói riêng và các bệnh lý khác.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top