Bệnh viêm xoang là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp, tuy nhiên triệu chứng của chúng rất dễ nhầm lẫn nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh cảm cúm. Để nhận biết bệnh sớm từ đó có phương pháp điều trị kịp thời bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh.
1. Triệu chứng của bệnh viêm xoang
1.1. Đau nhức
Người bệnh viêm xoang thường có cảm giác đau nhức tại:
- Xoang hàm: Nhức vùng má.
- Xoang trán: Nhức giữa 2 lông mày. Đau nhức theo giờ, thông thường là khoảng 10 giờ sáng.
- Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt.
- Xoang sàng sau, xoang bướm: Người bệnh thường nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
1.2. Chảy dịch
Tùy vào vị trí viêm mà dịch nhày sẽ chảy vào vị trí khác nhau, có thể chảy ra phía mũi hoặc họng. Dịch sẽ chảy vào mũi nếu người bệnh viêm các xoang trước, chảy vào họng nếu viêm xoang sau. Việc chảy dịch khiến cho người bệnh luôn phải khụt khịt mũi hoặc có cảm giác vướng mắc ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
1.3. Nghẹt mũi
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, hoặc nghẹt cả hai.
1.4. Điếc mũi
Người bệnh ngửi nhưng không cảm nhận được mùi. Nếu bị viêm nặng, phù nề mùi không thể len lỏi lên đến dây thần kinh khứu giác. Vì thế, bạn không thể ngửi được mùi gì, luôn có cảm giác rất khó chịu.
Nếu không xuất hiện các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn phương thì rất khó nhận biết đã mắc bệnh viêm xoang. Tuy nhiên nếu có ít nhất 3 triệu chứng trên có nghĩa là bạn đã mắc viêm xoang.
Trường hợp đặc biệt: Nếu người bệnh viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang thì mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Người bệnh cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Thông thường bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng như: Ngứa mũi, hắt hơi thành tràng dài vào buổi sáng hoặc 10h tối, dịch mũi thường trong suốt, không màu.
2. Điều trị bệnh viêm xoang
Để điều trị bệnh viêm xoang người bệnh cân giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nhiều nước để làm loãng các chất tiết. Bạn sẽ phải uống kháng sinh từ 10-14 ngày nếu viêm xoang do vi trùng. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cần cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn khi thuốc chống sổ mũi làm mũi khô quá mức và các chất không thể thoát ra ngoài.
Nếu bệnh viêm xoang không thuyên giảm khi dùng thuốc, bạn có thể được gây tê hoặc chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn.
2.1. Nội khoa
Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C + vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi, tác dụng đặc biệt, rất dễ chịu.
2.2. Ngoại khoa
Sau khi điều trị nội khoa mà không thuyên giảm, người bệnh cần điều trị ngoại khoa. Tùy vào giai đoạn, nguyên nhân và tình trạng viêm xoang mũi sẽ được điều trị sao cho phù hợp. Viêm xoang có thể được điều trị bằng phương pháp đông tây y kết hợp hoặc là cả 2 phương pháp trên.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh