Điều trị viêm amidan mãn tính thế nào cho hiệu quả và an toàn là thắc mắc của rất nhiều bị bệnh viêm amidan. Bệnh thường hay gặp ở thanh thiếu niên và người lớn. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm amidan sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy bệnh do những nguyên nhân gì, dấu hiệu nhận biết ra sao, điều trị amidan như thế nào cho hiệu quả?
1. Tổng quan về bệnh viêm amidan
1.1 Khái niệm viêm amidan mãn tính là gì?
Amidan có vai trò vô cùng cần thiết cho hệ hô hấp của chúng ta. Amidan có tác dụng kháng thể phản ứng và chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus. Khi vi khuẩn và virus tấn công đến hệ hô hấp mà amidan không đủ sức kháng cự lại sẽ gây ra viêm amidan.
Viêm amidan được chia thành 2 loại bao gồm: viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
– Viêm amidan cấp tính là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Bệnh khi được điều trị đúng cách sẽ khỏi và nguy cơ tái phát của bệnh là rất thấp.
– Viêm amidan mãn tính là bệnh khi tái phát nhiều lần, kích thước của amidan thay đổi có thể to hay nhỏ tùy người. Việc nhiễm trùng diễn ra nhiều lần sẽ tạo ra các nang bên trong amidan chứa nhiều vi khuẩn. Bên cạnh đó, các nang này cũng chứa những viên sỏi nhỏ có mùi hôi khó chịu.
1.2 Viêm amidan mạn tính nguyên nhân do đâu?
Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm amidan mãn tính mà bạn cần lưu ý:
– Vi khuẩn và virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh này, vi bị tấn công sẽ khiến hệ hô hấp bị suy yếu và gây ra viêm amidan.
– Hệ miễn dịch kém sẽ khiến cho vi sinh vật có hại nằm sẵn ở trong tai, mũi, họng có cơ hội phát triển và gây bệnh khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
– Bệnh nhân bị nhiễm các bệnh ở đường hô hấp như: cúm, sởi, ho gà…
– Cơ thể của người bệnh bị nhiễm lạnh (uống nước đá, ăn kem, đồ đông lạnh…)
– Do cấu tạo của amidan có nhiều khe hốc và tạo điều kiện cho vi sinh vật ẩn náu và gây bệnh.
– Người bệnh không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách.
– Thời tiết thay đổi đột ngột và cơ thể người bệnh chưa kịp thích nghi (Trời trở lạnh đột ngột, mưa, độ ẩm cao….).
2. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm amidan mãn tính?
Bệnh nhân khi bị viêm amidan mãn tính thường sẽ có các triệu chứng như sau:
– Cảm giác vướng ở cổ họng, đau nhức, ho khan, khàn tiếng và hôi miệng…
– Khi bị bệnh, bệnh nhân thường sốt cao, kiệt sức, mệt mỏi, đau nhức, hạch mọc ở góc hàm.
– Khi há to miệng để quan sát sẽ thấy niêm mạc họng bị sưng, đỏ, khôi amidan sưng to, khe rãnh nổi mủ, nặng hơn có thể nhìn thấy ổ áp xe xung quanh amidan…
– Trẻ em khi bị bệnh khi ngủ sẽ nghe tiếng thở khò khè như tiếng ngáy…
– Thông thường, để điều trị amidan bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và thăm khám cổ họng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên để điều trị viêm amidan mãn tính được hiệu quả, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn hay virus gây ra bằng cách xét nghiệm dịch amidan, nang vi khuẩn hoặc nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm. Việc chẩn đoán, điều trị viêm amidan mãn tính hầu như không quá khó khăn, song việc điều trị sao cho triệt để thì lại không hề dễ dàng.
– Để điều trị amidan, giảm các triệu chứng viêm, việc chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc điều trị luôn được ưu tiên. Bệnh nhân lúc này có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà bằng cách: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nghỉ ngơi thư giãn… cũng sẽ giúp cho các triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt hơn.
– Đặc trưng của viêm amidan mãn tính là dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần thành từng đợt viêm khác nhau. Lúc này, biện pháp điều trị cần được đề xuất là cắt amidan để có thể loại bỏ viêm nhiễm, loại trừ ổ vi khuẩn, virus gây bệnh và tiến triển sang các cơ quan bên cạnh.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm amidan nào cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tránh tự ý mua thuốc điều trị tại nhà bởi điều này sẽ khiến cho viêm amidan không được điều trị tốt và dễ tái phát.
Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và vùng họng, thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp chúng ta có thể ngừa được viêm amidan nói chung và bệnh viêm amidan mãn tính nói riêng. Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh và giúp việc điều trị amidan hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
4.1 Uống đủ lượng nước mỗi ngày
Nước có tác dụng giúp dịu cổ họng và giúp cho amidan không bị khô, đau rát, khó chịu. Việc bổ sung nước còn giúp cho người bệnh ổn định thân nhiệt, tránh sốt cao. Người bệnh có thể sử dụng nước lọc, nước ép rau củ giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế rượu bia, các chất kích thích như rượu, bia, café…
4.2 Dành thời gian nghỉ ngơi
Khi cơ thể bị nhiễm trùng dù là amidan hay bất kỳ cơ quan nào cũng cần dồn nhiều năng lượng để chống lại bệnh. Do đó, bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe trong quá trình điều trị amidan.
4.3 Súc miệng nước muối mỗi ngày
Nước muối có tác dụng sát khuẩn rất tốt đặc biệt là vùng amidan rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, bạn đừng quên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày kể cả khi bệnh viêm amidan đã được chữa khỏi.
Như vậy, bệnh viêm amidan mãn tính dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh kiên trì, tích cực điều trị bệnh viêm amidan mãn tính để bệnh được dứt điểm và không tái phát, dai dẳng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh