Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc xoang xảy ra đột ngột, diễn tiến trong thời gian ngắn (thường <4 tuần), do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Tình trạng viêm làm ứ đọng dịch nhầy trong các hốc xoang, gây triệu chứng khó chịu vùng mũi mặt và có nguy cơ biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Viêm xoang cấp tính là một dạng nhiễm trùng diễn ra trong thời gian ngắn
Nhiễm khuẩn thứ phát sau các bệnh đường hô hấp trên như:
Cảm cúm, viêm mũi cấp.
Viêm họng, viêm Amidan.
Dị ứng: Phấn hoa, bụi nhà, lông động vật...
Nhiễm nấm: Gặp ở người làm nông nghiệp hoặc môi trường ẩm thấp.
Bệnh lý răng miệng: Viêm răng hàm trên, đặc biệt vùng gần xoang hàm.
Bất thường giải phẫu: Lệch vách ngăn, polyp mũi, chấn thương vùng mũi – mặt.
Yếu tố thuận lợi khác: Tiểu đường, suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khí độc công nghiệp.
Sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu toàn thân.
Đau nhức vùng mặt tương ứng xoang bị viêm (má, trán, giữa hai mắt...).
Chảy dịch mũi: Ban đầu trong, sau đục, có thể vàng/xanh, mùi hôi.
Nghẹt mũi một hoặc hai bên.
Giảm hoặc mất khứu giác tạm thời.
Ù tai (trong trường hợp viêm lan sang vòi nhĩ).
Ở trẻ nhỏ: Dễ bỏ bú, quấy khóc, sốt, ăn uống kém, biến chứng tiến triển nhanh.
Lâm sàng: Dựa vào triệu chứng điển hình.
Nội soi mũi xoang: Xác định vị trí viêm, mức độ phù nề, mủ xoang.
X-quang hoặc CT Scan xoang: Hình ảnh mờ xoang, dịch ứ, phù niêm mạc.
Xét nghiệm dịch mũi (nếu cần): Xác định tác nhân gây bệnh, làm kháng sinh đồ.
Ù tai là một trong những dấu hiệu thường gặp của viêm xoang
Làm sạch xoang, khơi thông dẫn lưu.
Giảm viêm niêm mạc, phù nề.
Điều trị nguyên nhân (virus, vi khuẩn, dị ứng…).
Hạn chế tiến triển thành viêm xoang mạn hoặc biến chứng.
Áp dụng trong hầu hết trường hợp:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%): 2–3 lần/ngày.
Thuốc co mạch/giảm phù nề niêm mạc: Xylometazoline, oxymetazoline (xịt mũi ≤ 5–7 ngày).
Thuốc kháng sinh (nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn): Amoxicillin-clavulanate, cefuroxime... (theo chỉ định bác sĩ).
Thuốc chống viêm, giảm đau: Paracetamol, ibuprofen.
Kháng histamin/thuốc chống dị ứng: Nếu có yếu tố dị ứng đi kèm.
Corticoid xịt mũi: Fluticasone, mometasone (giảm viêm xoang hiệu quả).
Uống đủ nước (≥2 lít/ngày) để làm loãng dịch nhầy.
Tránh khói thuốc, khói bụi, không khí lạnh.
Bổ sung vitamin C, kẽm để tăng miễn dịch.
Nghỉ ngơi, kê cao đầu khi ngủ để giảm tụ dịch xoang.
Biến chứng tại chỗ:
Viêm xoang mạn tính.
Polyp mũi xoang.
Viêm niêm mạc kéo dài, xơ hóa.
Biến chứng kế cận:
Mắt: Áp xe mi, viêm túi lệ, viêm ổ mắt.
Tai: Viêm tai giữa, viêm tai thanh dịch, tắc vòi nhĩ.
Hô hấp dưới: Viêm phế quản, giãn phế quản.
Nội sọ (hiếm nhưng nặng): Viêm màng não, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch.
Uống nhiều nước có tác dụng làm loãng chất nhầy cũng như giảm bớt tình trạng đau, ngạt mũi
Sau 5–7 ngày điều trị không cải thiện.
Triệu chứng sốt, đau đầu nặng hơn.
Sưng nề quanh mắt, nhìn mờ.
Dấu hiệu toàn thân bất thường (nôn, co giật, rối loạn ý thức…).
Viêm xoang cấp tính là bệnh lý phổ biến, có thể điều trị hiệu quả bằng nội khoa nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, chậm trễ điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em, người có bệnh nền. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi triệu chứng và đến cơ sở y tế chuyên khoa khi nghi ngờ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh