Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm nhiễm cấp tính tại vùng thanh quản, chủ yếu do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 1–3 tuổi do đặc điểm giải phẫu đường thở hẹp và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Viêm thanh quản có thể diễn tiến lành tính, tự giới hạn trong vài ngày, nhưng cũng có thể gây biến chứng hẹp đường thở cấp với nguy cơ tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Tỷ lệ mắc ước tính khoảng 3% trẻ em mỗi năm, thường tăng cao vào mùa thu và mùa xuân.
Khoảng 3% trẻ em bị mắc bệnh viêm thanh quản mỗi năm
Virus đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm: virus Parainfluenza, virus cúm, adenovirus, RSV, virus sởi…
Trường hợp ít gặp hơn do vi khuẩn hoặc viêm lan từ các ổ nhiễm trùng lân cận (viêm mũi họng, VA, viêm amidan…).
Trẻ <6 tuổi, đặc biệt <3 tuổi.
Trẻ có tiền sử dị ứng, hen suyễn, cơ địa viêm đường hô hấp tái phát.
Trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá, không khí ô nhiễm.
Trẻ mắc các dị tật vùng mặt – hàm như hở hàm ếch, bất thường cấu trúc đường thở.
Khởi phát: Ho khan, ho sặc, khàn tiếng, chảy mũi, đau họng, sốt nhẹ (38–39°C).
Biểu hiện điển hình:
Ho ông ổng (barking cough) giống tiếng chó sủa.
Khó thở thì hít vào, thở khò khè thì thở ra.
Co kéo hõm ức, phập phồng cánh mũi.
Khàn tiếng hoặc mất tiếng.
Sốt cao (có thể >40°C).
Ngủ không yên, quấy khóc, bú kém hoặc bỏ bú.
Lưu ý: Triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm và có thể kéo dài 3–7 ngày, trong một số trường hợp tới 2 tuần.
Mặc dù viêm thanh quản thường tự giới hạn, nhưng nếu không được theo dõi và xử lý đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng:
Hẹp đường thở cấp do phù nề thanh môn – dưới thanh môn, đe dọa tính mạng.
Nhiễm trùng lan rộng: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm khí quản.
Suy hô hấp cấp, tím tái, ngất xỉu trong trường hợp nặng.
Trẻ có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời khi xuất hiện tình trạng tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng.
Sốt cũng là một trong các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm thanh quản
Trẻ khó thở rõ, co kéo ngực, lồng ngực lõm khi thở.
Tím môi, tím đầu chi, nhịp thở nhanh, không đều.
Trẻ lơ mơ, li bì, không đáp ứng, quấy khóc liên tục.
Trẻ không thể bú/uống nước hoặc nôn trớ nhiều.
Da vùng quanh miệng chuyển xanh tái, dấu hiệu suy hô hấp.
Xuất hiện co giật, ngất xỉu hoặc ngưng thở thoáng qua.
Trong các trường hợp trên, cần cấp cứu ngay lập tức.
Đảm bảo đường thở thông thoáng.
Giữ ấm vùng cổ, ngực, bàn chân cho trẻ.
Cho trẻ uống đủ nước để tránh mất nước, giảm khô niêm mạc hô hấp.
Cho trẻ ngồi hoặc nằm đầu cao để dễ thở.
Tránh các yếu tố kích thích như: khói thuốc, bụi, mùi hương liệu mạnh, thời tiết lạnh.
Xông hơi bằng nước ấm: Cho trẻ ngồi trong phòng kín hơi nước ấm (có người lớn giám sát).
Dùng máy tạo độ ẩm không khí nếu không khí trong phòng khô.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc ho, corticoid hay kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Tùy mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định:
Thuốc hạ sốt, giảm đau (paracetamol).
Thuốc kháng viêm, corticoid dạng uống hoặc hít trong trường hợp phù nề thanh quản nặng.
Nebulization (khí dung) với adrenaline hoặc salbutamol trong cơn co thắt thanh quản.
Kháng sinh nếu có bằng chứng nhiễm khuẩn bội nhiễm.
Việc sử dụng thuốc cho trẻ trong trường hợp này cần tuyệt đối tuân theo ý kiến bác sĩ
Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt vùng cổ, mũi họng khi thời tiết thay đổi.
Rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên miệng, mũi.
Tránh để trẻ tiếp xúc với người đang có bệnh đường hô hấp.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, tăng sức đề kháng.
Tiêm phòng đầy đủ các vaccine như: cúm mùa, bạch hầu, sởi, ho gà…
Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là bệnh lý phổ biến nhưng không thể chủ quan, do đặc điểm đường thở hẹp và mô liên kết lỏng lẻo, trẻ dễ rơi vào suy hô hấp cấp nếu không được xử lý kịp thời. Cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu nguy hiểm và đưa trẻ đến khám chuyên khoa ngay khi có biểu hiện nặng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh